Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Trắm Đen Lãi Ròng 300 Triệu

Nuôi Cá Trắm Đen Lãi Ròng 300 Triệu
Ngày đăng: 11/06/2011

Bác Nguyễn Văn Thểu ở xã An Nội, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đã đạt được thành công lớn nhờ nuôi cá trắm đen. Năm qua, từ ao nuôi cá trắm đen, gia đình bác Thểu thu xấp xỉ chục tấn, xuất bán với giá 115-120 nghìn đồng/kg, mang lại doanh thu hơn 1 tỷ đồng, trừ mọi chi phí cho lãi ròng trên 300 triệu đồng.

Qua theo dõi và chắt lọc sau nhiều năm nuôi cá, bác Thểu nhận thấy trong các loài cá truyền thống thì con trắm đen có nhiều triển vọng cho con đường làm giàu, vì nó vừa có trọng lượng lớn, thịt chắc ngon ngọt, lại đang phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường. Năm 2000, gia đình bác Thểu bắt đầu chuyển trọng tâm nuôi cá trắm đen trên một phần của diện tích 4,5 mẫu và đã thành công, đạt 4 tấn, cho mức lãi tương đối, khiến gia đình tự tin đầu tư mạnh cho trắm đen ở các vụ sau. Nói về kinh nghiệm, bác Thểu cười kín đáo: Để diễn tả kinh nghiệm bằng lời thì khó quá! Nhưng cho ra đứng trước ao nhìn mầu nước để phân tích về chất lượng nước hay thềm thức ăn tự nhiên trong ao thì chỉ có chuẩn. Dựa vào nước và biểu hiện của cá, bác điều chỉnh lượng nước và thức ăn cho phù hợp, giúp môi trường nước ổn định và con cá không bị mắc bệnh tật.

Mấy năm gần đây, bác Thểu đã dành cả 4, 5 mẫu để chuyên nuôi cá trắm đen. Nuôi theo hình thức gối kề, dành một mẫu chuyên thả cá giống khoảng 3.000 con được mua từ Nam Định với trọng lượng 100g. Sau khi ương một năm, cá giống đạt 1kg/con sẽ được chuyển sang khu diện tích lớn 3,5 mẫu để nuôi thương phẩm và mất một năm nữa cá đạt cân nặng trung bình 5kg/con và tiêu thụ mạnh vào dịp Tết Nguyên đán cho thị trường Hà Nội. Cũng theo bác Thểu, cá trắm đen rất kén ăn, món khoái khẩu là ốc, ốc bươu vàng và zon (ốc, hến biển). Lượng thức ăn mất khoảng 30-35kg cho 1kg cá, vào những lúc cao điểm đàn cá tiêu tốn đến 1 tấn ốc/ngày.

Cho tới nay, bác Thểu đã có 11 năm kinh nghiệm nuôi cá trắm đen, chưa một lần bị thất bại, nên không ít các ông chủ nuôi cá trong và ngoài tỉnh tìm đến học hỏi. Mỗi lần như vậy, bác Thểu đều coi đó là cơ hội tốt để mình và bạn chia sẻ những kinh nghiệm hay, những kỹ thuật mới để cùng nhau nuôi cá đạt tới mức hiệu quả nhất. Với bác, nuôi cá trắm đen mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, vượt xa hẳn so với các loài cá truyền thống khác.

Kinh nghiệm nuôi cá trắm đen của bác Thểu

Không phải cho cá ăn nhiều mới là tốt, vì ăn nhiều sẽ thải nhiều làm ô nhiễm ao nuôi. Vì vậy ở thời điểm cho ăn nhiều, nên kết hợp với việc bơm nước từ hôm trước để thay khoảng 40% nước cũ, rồi bơm thêm nước sạch mới. Làm như vậy để lọc đẩy chất bẩn ô nhiễm và tạo thêm lượng oxy, giúp cá hô hấp thuận lợi khi phải ăn với lượng thức ăn lớn. Những lúc cho cá ăn nhiều, gia đình bác huy động hết công suất 10 chiếc máy quạt nước chạy tự động bằng điện để tăng lượng oxy. Ngoài ra, để nuôi cá đạt hiệu quả, bác sẵn sàng đầu tư các trang thiết bị như máy bơm, máy phát điện nên người ta gọi cá của gia đình bác là "cá ăn điện", vì trung bình mỗi tháng phải tiêu tốn hết 5 - 6 triệu tiền điện - phải đầu tư thì mới mang hiệu quả, cho lợi nhuận xứng đáng.


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu nông sản đạt gần 17 tỷ USD Xuất khẩu nông sản đạt gần 17 tỷ USD

Thông tin từ Bộ NNPTNT, giá trị xuất khẩu của ngành 7 tháng đầu năm 2015 đạt 16,93 tỷ USD. Con số này giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2014.

30/07/2015
Đạm Cà Mau góp phần thay đổi diện mạo nông thôn Đạm Cà Mau góp phần thay đổi diện mạo nông thôn

Không những là doanh nghiệp (DN) sản xuất và kinh doanh phân bón hàng đầu Việt Nam, trong thời gian qua, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) cũng đã không ngừng thực hiện các hoạt động nhằm góp phần tích cực vào công tác an sinh xã hội (ASXH) gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.

30/07/2015
Nuôi lợn trên đệm lót sinh học Nuôi lợn trên đệm lót sinh học

Ở vùng đất bãi ngang khó khăn Hải Ninh (H.Quảng Ninh, Quảng Bình), gia đình anh Đỗ Văn Tùng đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi lợn thịt trên đệm lót sinh học và đạt được những thành công bước đầu.

30/07/2015
Đức, Úc giúp Việt Nam bảo tồn hệ sinh thái ven biển Đức, Úc giúp Việt Nam bảo tồn hệ sinh thái ven biển

Ngày 29.7, đại diện Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) cho biết tổ chức này cùng với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn vừa ký thực hiện hai chương trình hợp tác là Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học rừng và các dịch vụ hệ sinh thái tại VN và Chương trình bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn ĐBSCL nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt là Chương trình ICMP) giai đoạn 2.

30/07/2015
Khôi phục, lai tạo nhiều giống lúa chịu phèn, chịu mặn Khôi phục, lai tạo nhiều giống lúa chịu phèn, chịu mặn

Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.

30/07/2015