Nuôi Cá Trắm Đen Lãi Ròng 300 Triệu

Bác Nguyễn Văn Thểu ở xã An Nội, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đã đạt được thành công lớn nhờ nuôi cá trắm đen. Năm qua, từ ao nuôi cá trắm đen, gia đình bác Thểu thu xấp xỉ chục tấn, xuất bán với giá 115-120 nghìn đồng/kg, mang lại doanh thu hơn 1 tỷ đồng, trừ mọi chi phí cho lãi ròng trên 300 triệu đồng.
Qua theo dõi và chắt lọc sau nhiều năm nuôi cá, bác Thểu nhận thấy trong các loài cá truyền thống thì con trắm đen có nhiều triển vọng cho con đường làm giàu, vì nó vừa có trọng lượng lớn, thịt chắc ngon ngọt, lại đang phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường. Năm 2000, gia đình bác Thểu bắt đầu chuyển trọng tâm nuôi cá trắm đen trên một phần của diện tích 4,5 mẫu và đã thành công, đạt 4 tấn, cho mức lãi tương đối, khiến gia đình tự tin đầu tư mạnh cho trắm đen ở các vụ sau. Nói về kinh nghiệm, bác Thểu cười kín đáo: Để diễn tả kinh nghiệm bằng lời thì khó quá! Nhưng cho ra đứng trước ao nhìn mầu nước để phân tích về chất lượng nước hay thềm thức ăn tự nhiên trong ao thì chỉ có chuẩn. Dựa vào nước và biểu hiện của cá, bác điều chỉnh lượng nước và thức ăn cho phù hợp, giúp môi trường nước ổn định và con cá không bị mắc bệnh tật.
Mấy năm gần đây, bác Thểu đã dành cả 4, 5 mẫu để chuyên nuôi cá trắm đen. Nuôi theo hình thức gối kề, dành một mẫu chuyên thả cá giống khoảng 3.000 con được mua từ Nam Định với trọng lượng 100g. Sau khi ương một năm, cá giống đạt 1kg/con sẽ được chuyển sang khu diện tích lớn 3,5 mẫu để nuôi thương phẩm và mất một năm nữa cá đạt cân nặng trung bình 5kg/con và tiêu thụ mạnh vào dịp Tết Nguyên đán cho thị trường Hà Nội. Cũng theo bác Thểu, cá trắm đen rất kén ăn, món khoái khẩu là ốc, ốc bươu vàng và zon (ốc, hến biển). Lượng thức ăn mất khoảng 30-35kg cho 1kg cá, vào những lúc cao điểm đàn cá tiêu tốn đến 1 tấn ốc/ngày.
Cho tới nay, bác Thểu đã có 11 năm kinh nghiệm nuôi cá trắm đen, chưa một lần bị thất bại, nên không ít các ông chủ nuôi cá trong và ngoài tỉnh tìm đến học hỏi. Mỗi lần như vậy, bác Thểu đều coi đó là cơ hội tốt để mình và bạn chia sẻ những kinh nghiệm hay, những kỹ thuật mới để cùng nhau nuôi cá đạt tới mức hiệu quả nhất. Với bác, nuôi cá trắm đen mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, vượt xa hẳn so với các loài cá truyền thống khác.
Kinh nghiệm nuôi cá trắm đen của bác Thểu Không phải cho cá ăn nhiều mới là tốt, vì ăn nhiều sẽ thải nhiều làm ô nhiễm ao nuôi. Vì vậy ở thời điểm cho ăn nhiều, nên kết hợp với việc bơm nước từ hôm trước để thay khoảng 40% nước cũ, rồi bơm thêm nước sạch mới. Làm như vậy để lọc đẩy chất bẩn ô nhiễm và tạo thêm lượng oxy, giúp cá hô hấp thuận lợi khi phải ăn với lượng thức ăn lớn. Những lúc cho cá ăn nhiều, gia đình bác huy động hết công suất 10 chiếc máy quạt nước chạy tự động bằng điện để tăng lượng oxy. Ngoài ra, để nuôi cá đạt hiệu quả, bác sẵn sàng đầu tư các trang thiết bị như máy bơm, máy phát điện nên người ta gọi cá của gia đình bác là "cá ăn điện", vì trung bình mỗi tháng phải tiêu tốn hết 5 - 6 triệu tiền điện - phải đầu tư thì mới mang hiệu quả, cho lợi nhuận xứng đáng. |
Có thể bạn quan tâm

Trở lại vùng nuôi tu hài ở Vân Đồn vào thời gian này, chúng tôi vẫn chứng kiến không khí lo lắng trên khuôn mặt của những hộ nuôi ở đây. Khác với nỗi lo như đợt tu hài chết hồi năm ngoái, giờ đây người nuôi lại lo lắng về việc gom vốn để tiếp tục đầu tư vào sự mạo hiểm này không, hay lại mang tiền bỏ xuống biển.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện tượng “treo ao” lại diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh nuôi thủy sản trọng điểm, như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, … Tỉnh Sóc Trăng, diện tích “treo ao” hiện đã lên đến 50%, thậm chí ở huyện Kế Sách, vùng trọng điểm nuôi cá tra xuất khẩu của tỉnh này là 70%. Câu trả lời, cũng chính là nỗi lo chung của ngành chăn nuôi, là do “sự nhảy múa” của giá và chất lượng thức ăn nuôi trồng thủy sản (TĂNTTS). Giá giống và giá thương phẩm đầu ra bấp bênh gây thua lỗ kéo dài, trong khi người nông dân luôn thiếu vốn và các hỗ trợ, bảo hộ cần thiết khác.

“Mô hình nuôi ghép cá chép V1 với 1ha mặt nước cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Nga Quán, huyện Trấn Yên là cơ sở để tỉnh Yên Bái phát huy lợi thế mặt nước, phát triển chăn nuôi thủy sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” - bà Đỗ Thị Vân - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái cho biết.

UBND tỉnh Hưng Yên vừa phê duyệt Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa - cá và nuôi cá theo hướng VietGAP tỉnh Hưng Yên”. Tổng kinh phí thực hiện Dự án trên 30,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ trong hai năm 2014 và 2015 là 3 tỷ đồng, phần còn lại từ nguồn xã hội hóa, các hộ tham gia Dự án.

Giá tôm nguyên liệu ở các tỉnh ven biển ĐBSCL liên tục tăng cao. Chiều 7-11, thương lái thu mua tôm sú loại 20 con/kg với giá từ 270.000- 280.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 230.000- 240.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá 190.000 đồng/kg…