Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Tra Trở Lại Thời Thức Ăn Tự Chế

Nuôi Cá Tra Trở Lại Thời Thức Ăn Tự Chế
Ngày đăng: 27/09/2012

Giá thức ăn viên (thức ăn công nghiệp) tiếp tục tăng; giá bán cá tra nguyên liệu lại giảm đã đẩy người nuôi cá tra rơi vào khó khăn. Để đối phó với áp lực lỗ vốn, nhiều hộ nuôi quyết định chuyển sang cho ăn thức ăn tự chế để cầm cự. 
Đầu vào tăng, đầu ra giảm

Bà Nguyễn Thị Thắm, chủ đại lý kinh doanh thức ăn Thắm tại xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy, Tiền Giang, cho biết hơn một tháng nay giá thức ăn viên các loại đã tăng tổng cộng 10.000 – 15.000 đồng/bao 25 kí lô gam (tùy hãng và loại thức ăn). 
Dù giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng mạnh nhưng theo khảo sát của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, giá cá tra nguyên tại ĐBSCL từ cuối tuần qua đến nay lại quay đầu giảm mạnh, từ 1.000 – 2.000 đồng/kí lô gam so với mức cách nay hơn nửa tháng. 
Cụ thể, đối với cá tra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thịt trắng, trọng lượng 0,8 – 0,9 kí lô gam/con có giá 21.500 – 22.500 đồng/kí lô gam; 19.500 – 20.500 đồng/kí lô gam đối với cá có chất lượng thịt xấu hơn (thịt vàng, thịt đỏ), tùy địa phương. 
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho rằng vẫn chưa xác định được nguyên nhân khiến giá cá tra nguyên liệu giảm. “Hiện chúng tôi đang đi thực tế ghi nhận nguyên nhân vì sao giá cá nguyên liệu lại đột ngột giảm như vậy. Khi nào có kết quả chúng tôi mới dám khẳng định giá giảm xuất phát từ đâu được”, ông Hòe cho biết 
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc Công ty Cafatex cho biết: “Đây là cái bệnh "tiền tệ", có nghĩa là doanh nghiệp không có tiền nên không mua cá của dân nữa làm giá giảm xuống. Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp của chúng ta bán rẻ cho nước ngoài cũng tác động đến giá nguyên liệu trong nước”. 
Thức ăn tự chế trở lại

Để đối phó với đà giảm giá mạnh của cá tra nguyên liệu, không ít hộ nuôi cá tại các tỉnh ĐBSCL đã chọn giải pháp quay lại cho cá ăn thức ăn tự chế thay vì cho ăn thức ăn viên để cầm cự. 
Ông Nguyễn Hữu Nguyên, thành viên Hiệp hội thủy sản An Giang (AFA) - cũng là hộ nuôi cá tra tại huyện Châu Phú, An Giang, cho biết để duy trì đàn cá, hạn chế lỗ ông đã quyết định quay lại cho cá tra ăn thức ăn tự chế. 
“Với đà tăng giá của thức ăn như hiện nay, nếu cho cá ăn thức ăn viên chắc chắn không thể thoát khỏi cảnh lỗ, vì vậy tôi chuyển sang cho ăn thức ăn tự chế”, ông Nguyên cho biết. 
Theo ông Nguyên, giai đoạn đầu cho cá ăn thức ăn tự chế, đến lúc gần thu hoạch chuyển trở lại cho ăn thức ăn viên, vì vậy có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư mà chất lượng thịt cá vẫn bảo đảm. 
Tại huyện Châu Thành - địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn nhất tỉnh Đồng Tháp - nhiều hộ nuôi cá tra cũng chuyển sang cho cá ăn thức ăn tự chế. 
Theo ông Nguyễn Văn Tiếp, hộ nuôi cá tra tại xã An Nhơn, huyện Châu Thành, Đồng Tháp, ông đã chuyển qua cho cá ăn thức ăn tự chế hơn 2 tháng nay... “Từ khi chuyển qua cho cá ăn thức ăn tự chế, chi phí đầu tư tiết kiệm được khoảng 25%, tuy nhiên, cũng cầm cự vậy thôi chứ giá cá mà tiếp tục diễn biến giảm như thế này chắc phá sản hết”, ông Tiếp cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Lóc Bông Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Cá Lóc Bông Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Khoảng 4 năm trở lại đây, nhiều gia đình ở xã Thụy Liên (Thái Thụy - Thái Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất chua trũng, cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng các mô hình nuôi cá lóc bông cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện mô hình nuôi cá lóc bông của gia đình anh Bùi Sỹ Trạng, thôn Cam Ðoài đang cho thu nhập rất ổn định, bình quân thu lãi từ 100 - 150 triệu đồng/năm.

17/06/2014
Khi Bò Cười, Heo Khóc Khi Bò Cười, Heo Khóc

Tổng giám đốc Vissan Văn Đức Mười nhìn thấy một biểu giá đi lên của loại thịt đại gia súc này: “Năm 1980, giá thịt bò chỉ bằng nửa giá thịt heo. Năm 1990, giá thịt bò bằng thịt heo. Năm 2000 giá đã gấp đôi, và đến năm 2010 thì đã gấp 4 lần!”.

17/06/2014
Tiếp Sức Cho Mùa Lạc... Tiếp Sức Cho Mùa Lạc...

Mấy năm trước, trong chuyến đi Quảng Trạch (Quảng Bình) nghe giới thiệu giống lúa mới, anh Nguyễn Xuân Kỳ, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Quảng Bình (TCTNNQB) cho biết cùng với giống lúa, công ty đang tìm kiếm giống lạc mới nhằm thay thế giống lạc cũ năng suất quá thấp… Bước đầu công ty đã lai tạo được giống SVL1 bắt đầu trồng thử nghiệm...

17/06/2014
Hiệu Quả Từ Dự Án Trồng Rừng WB3 Hiệu Quả Từ Dự Án Trồng Rừng WB3

Từ năm 2005 đến nay, huyện Tuy Phước (Bình Định) đã triển khai khá tốt Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (DA WB3), phủ xanh rừng trồng trên đất trống, đồi núi trọc, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

17/06/2014
"Khơi Thông" Kênh Tiêu Thụ Vải Thiều Vào Đông, Tây Nam Bộ

Chiều ngày 16/6, “Hội nghị Tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ quả vải vùng Đông - Tây Nam Bộ 2014” đã diễn ra tại TP.HCM, do Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và UBND ba tỉnh, thành phố gồm: TP.HCM, Bắc Giang, Hải Dương kết hợp tổ chức.

17/06/2014