Nuôi Cá Sấu

Chỉ mới bắt đầu nhen nhóm từ đầu năm 2010, nhưng mô hình nuôi cá sấu thịt đã giúp nhiều người dân xã Phú Điền, huyện Tân Phú (Long An) đổi đời…
Mạo hiểm
Đầu năm 2010, ông Nguyễn Thành Sơn, ấp 2, xã Phú Điền, huyện Tân Phú là người đầu tiên trong xã đưa con cá sấu về nuôi. Năm đó, ông đi tìm hiểu khắp các vùng nuôi cá sấu, rồi trên mạng, lại lặn lội xuống tận Đồng Tháp mua con giống.
Được nhiều người mách nước, nuôi cá sấu chỉ có lãi, 1 con lãi 1 con, 100 con thì lãi cả 100 con. Đâm ham, ông quyết định khởi đầu với 70 con vì số vốn có hạn, diện tích chuồng cũng chưa lớn. Ông tâm sự: Con này đầu tư cao, phải mạo hiểm mới dám nuôi. Tôi đầu tư gần cả trăm triệu, từ tiền chuồng trại, đến tiền thức ăn. Chưa nhà nào dám bỏ một khoản tiền lớn để đầu tư cho nó, lỡ lỗ thì toi”.
Dần dà, cũng cùng năm đó, anh Võ Quốc Duy ở cùng ấp cũng theo ông Sơn quyết định nuôi 50 con cá sấu. Vốn dĩ trước kia, anh đầu tư cho đàn nhím lên tới cả vài trăm triệu, nhưng mất giá, cả đàn nhím nằm “ứ đọng” không biết bán cho ai.
Ông Sơn kể, năm đầu nuôi, tưởng nó khó, ai ngờ dễ vậy. Nó ăn vào buổi chiều, thức ăn chủ yếu là cá rô, mua số lượng nhiều nên cũng không đắt bao nhiêu cả. Nó chỉ khó ở mỗi khâu chăm sóc con giống, nhà nào chăm tốt, thì nó phát triển đều, còn nếu dở, thì cá chết, dị tật nhiều.
Vì khi mình bắt con giống là lúc mới đẻ, nên phải để ngay vào lồng nhỏ, mở đèn sưởi ấm, cho nó thích nghi từ 1 - 2 tháng, đủ cứng cáp là có thể bắt vào chuồng. Sau giai đoạn này thì khỏe, chỉ cần cho ăn đều đặn, lau chùi chuồng trại tránh để cá sấu bị phổi. Từ đầu kỳ đến nay, ông chỉ bị chết có 2 con do tắc trách và kỹ thuật còn chưa “chín”.
Cá sấu vốn nổi tiếng dữ, chính vì lẽ đó mà khi bước vào, mặc dù đứng ngoài lồng, có lưới sắt bảo vệ nhưng ông cũng phải né vài mét. Theo lời ông, những con nhỏ chừng gần 1 năm đổ lại thì sợ người, chứ từ trên 1 năm, thì thấy hơi người là cả đàn sạp vào cắn tới tấp, không có kỹ thuật thì cực kỳ nguy hiểm.
Chả ngoa, mặc dù đứng bên ngoài, vẫn thi thoảng có vài con nhẩy xổ lên, báo víu vào lưới sắt, nhe răng to đùng hăm dọa. Nhà anh Duy cùng ấp cũng đã gặp 1 lần “tai nạn” khi làm vệ sinh chuồng cho cá sấu, may mắn lần đó, anh chỉ bị trầy xước tay nhẹ. Ở cùng nó, nhưng nó không thân thiện với ai cả, cho nên mỗi lần vào chuồng là phải mang gậy dài có buộc lốp xe để đuổi đánh và vừa giữ cá khi cắn vào lốp đỡ hỏng “răng”. Hiện tại, thành công của họ đang vượt ngoài mong đợi.
Lãi lớn
Cá sấu chủ yếu bán lấy thịt và da. Giá con giống dao động thấp thì 450.000 đồng/con, cao có khi cả 900.000 đồng. Trung bình, mỗi con nuôi khoảng chừng 18 tháng, chậm thì 2 năm là có thể xuất chuồng. Khi đó, mỗi con ước lượng khoảng từ 20 - 25 kg, giá dao động từ 110.000 - 130.000 đồng/kg.
Năm nay, nhà anh Duy vừa xuất 50 con, bán với giá 110.000 đồng/kg, số vốn lãi cũng gần 50 triệu. Anh kể, đúng giá thì mỗi con cho lãi từ 900.000 - 1 triệu đồng. Năm nay do bán trễ, giá thấp đôi chút nên lãi ít, nhưng bảo đảm sẽ không lỗ. Còn tại nhà ông Nguyễn Thành Sơn, với 70 còn đầu mùa, ông nắm trong tay 70 triệu tiền lãi là một con số mơ ước với nhiều hộ chăn nuôi...
Bà Đinh Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Điền nói: “Nuôi cá sấu do người dân tự phát. Nhưng loài này lại cho lãi lớn, ổn định lâu dài. Xã đang xem xét cùng nông dân mở rộng mô hình. Vừa rồi cũng có đoàn làm phim của huyện xuống quay. Hy vọng sẽ có nhiều người biết đến, có như vậy đầu ra mới đảm bảo, thì mới có khả năng mở rộng”.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, Công ty đồng ý bao tiêu 800ha lúa của HTX với giá cao hơn thị trường 200 đồng/kg, đồng thời, hỗ trợ nông dân gần 2 tỷ đồng/vụ để mua giống sản xuất với lãi suất 0% trong 4 tháng kể từ thời điểm thu hoạch. Công ty sẽ thu nhận từ 500-700 tấn lúa/ngày và thời gian thu mua dứt điểm từ 8-15 ngày...

Những ngày gần đây, cá linh non - sản vật thiên nhiên đặc trưng của mùa nước nổi - đã xuất hiện ở một số địa điểm trên sông Tiền thuộc địa phận các huyện đầu nguồn như thị xã Tân Châu của tỉnh An Giang, thị xã Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự của Tỉnh Đồng Tháp.

Sau bốn tháng thả nuôi, nhiều hộ nuôi cá chạch bùn (còn gọi là cá chạch sụn, cá chạch Đài Loan) ở xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò đang bước vào giai đoạn thu hoạch, nhưng giá cá đã giảm khoảng 200.000 đồng/kg, hiện cá loại 20 đến 25 con/kg còn khoảng 80.000 - 90.000/kg.

Trong công tác quản lý công nghệ, an toàn bức xạ và sở hữu trí tuệ, đơn vị tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm đánh giá trình độ công nghệ cho 6 doanh nghiệp và 3 đơn vị sở, ngành tỉnh. Ngoài ra, đơn vị còn hỗ trợ 1 doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ASC và GlobalGAP trong nuôi trồng thủy sản với số tiền 120 triệu đồng.

Để nâng cao năng suất cây trồng, chuyển đổi phần diện tích đất trồng lúa, màu kém hiệu quả của bà con, vụ xuân năm nay, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã triển khai mô hình chuyển đổi trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng các giống ngô lai đơn NK4300 và NK6654 với quy mô 10ha tại 3 thôn: Pắc Chi, Pặc Pùng và Bản Ngày (xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu) với sự tham gia của 50 hộ nông dân.