Nuôi cá rô phi lai xa dòng Israel cho thu nhập gần 100 triệu đồng/ha sau hơn 6 tháng nuôi

Với các loại cá truyền thống khác có sử dụng đồng bộ chế phẩm BIOF (xử lý đáy ao) và chế phẩm EM (xử lý nước ao)” thuộc Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi thủy sản theo hướng an toàn trên địa bàn tỉnh Hải Dương”.
Mô hình được triển khai tại 4 điểm: xã Chi Lăng Nam và Ngô Quyền (huyện Thanh Miện), xã Quảng Khải (huyện Tứ Kỳ) và xã Hồng Khê (huyện Bình Giang) với quy mô 20 ha, có 70 hộ tham gia.
Mô hình thực hiện theo công thức nuôi ghép, mỗi 1 ha thả nuôi 20.000 con cá rô phi lai xa, 200 con cá mè, 1.000 con cá chép và 1.000 con cá trắm cỏ.
Khi tham gia mô hình, các hộ được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật từ khâu chuẩn bị ao nuôi đến khâu thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.
Đặc biệt, các hộ được hướng dẫn cụ thể quá trình xử ký đáy ao nuôi bằng chế phẩm BIOF do Trung tâm hỗ trợ (10 ha) và bằng vôi hoặc/và các thuốc khác do hộ nuôi tự mua (đối chứng 10 ha).
Trong suốt quá trình nuôi luôn có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn sử dụng chế phẩm EM để xử lý nước ao nuôi đúng cách, đồng thời theo dõi, kiểm tra sinh trưởng của cá định kỳ và phát hiện xử lý kịp thời các vấn đề dịch bệnh.
Kết quả tại hội thảo cho thấy, cá khỏe mạnh, sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, bình quân đạt trên 90%, cá bị mắc bệnh duy nhất 1 lần vào cuối tháng 6 đầu tháng 7.
Nguyên nhân do vùng ao nuôi phụ thuộc vào nguồn cấp nước nông nghiệp, không chủ động được nguồn nước nên nước bị ô nhiễm.
Nhờ được phát hiện và chỉ đạo điều trị kịp thời nên sau 5 - 7 ngày cá đã khỏe mạnh, cá có tỷ lệ đồng đều cao, trọng lượng đạt trung bình 0,8 kg/con (trọng lượng nhập giống trung bình 400 con/kg).
Qua đánh giá hiệu quả kinh tế tại thời điểm hội thảo, 1 ha mô hình cho tổng thu 677,6 triệu đồng, trừ các khoản chi phí và công lao động, 1 ha mô hình cho lợi nhuận 99,68 triệu đồng.
Từ kết quả mô hình cho thấy, cá rô phi lai xa dòng Israel tiếp tục khẳng định ưu thế của mình trong công thức nuôi ghép với các loại cá truyền thống đang được nuôi tại Hải Dương.
Đồng thời, mô hình cũng cho thấy hiệu quả bước đầu trong việc sử dụng chế phẩm BIOF và EM xử lý đáy ao và nguồn nước giúp cho cá sinh trưởng và phát triển tốt hơn, cá mạnh khỏe, ít dịch bệnh và cho tăng trọng cao hơn.
Năm 2014, cũng cùng điều kiện chăm sóc, cùng thời gian nuôi, công thức nuôi ghép và mật độ nuôi, nhưng không dùng chế phẩm BIOF và EM cá cho trọng lượng đạt 0,7 kg/con.
Năm 2015 cá cho trọng lượng đạt 0,8 kg/con.
Nếu tính năng suất cá chênh lệch thực tế qua 2 năm thì 1 con cá trong mô hình sử dụng chế phẩm BIOF và EM cho trọng lượng cao hơn 0,1 kg.
Tính ra 1 ha thả nuôi 20.000 con cá rô phi giống, năng suất cá chênh lệch sẽ đạt 1.700 kg/ha (tỷ lệ nuôi sống 85%); Như vậy, 1 ha ao nuôi sử dụng đồng thời chế phẩm BIOF và EM cho năng suất riêng cá rô phi lai xa (chưa tính cá truyền thống nuôi ghép) cao hơn 1.700 kg so với 1 ha ao nuôi không sử dụng.
Cá rô phi lai xa đơn tính dòng Israel tiếp tục khẳng định tính ưu việt, phù hợp với điều kiện nuôi và môi trường khí hậu của Hải Dương.
Cá có chất lượng thịt ngon, khả năng chịu rét tốt rất phù hợp cho nuôi gối vụ, tăng vụ và lưu giữ cá qua đông.
Cá có xuất xứ giống sản xuất không sử dụng hoóc-môn chuyển giới tính nên đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Cá khỏe mạnh, ít dịch bệnh và cho năng suất cao hơn khi sử dụng các chế phẩm BIOF và EM vào xử lý đáy ao và nguồn nước ao nuôi, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài bán bông tươi, người dân còn làm dưa chua điên điển, giá 30.000 đ/hộp (0,5kg). Bông điên điển là món ăn ưa thích của người dân ĐBSCL, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon.

Hiện tại, giá lúa IR 50404 thu mua tại ruộng đang ở mức 5.000 - 5.200 đ/kg. Còn gạo nguyên liệu thuộc giống IR 50404 đang được các DN chế biến và XK thu mua với giá 7.600 - 7.700 đ/kg, tăng 100 đ/kg so với tuần trước.

Những vạt ruộng trải dài màu bạc của lá lúa bị cháy do sâu cuốn lá. Người dân cho biết, mấy năm nay mới lại xuất hiện một đợt dịch sâu cuốn lá nặng đến thế. Đến nay, toàn tỉnh đã có 70.232 ha lúa bị bệnh sâu cuốn lá phát sinh và gây hại. Ngày 18/7, UBND tỉnh đã phải ra quyết định công bố dịch. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, vẫn còn tình trạng chủ quan trong công tác phòng trừ.

Hai ngành hàng cá tra và tôm ở ĐBSCL vẫn trong cơn khủng hoảng nợ kéo dài mấy năm nay, với "khối u" lớn nhất chưa xử lý được: DN chế biến chiếm dụng vốn của người nuôi và nợ xấu vốn vay ngân hàng.

Chiều 24.7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) phối hợp với UBND tỉnh và Ngân hàng BIDV tổ chức Hội nghị “Triển khai chính sách tín dụng quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7.7.2014 của Chính phủ” về một số chính sách phát triển thủy sản.