Nuôi cá rô phi lai xa dòng Israel cho thu nhập gần 100 triệu đồng/ha sau hơn 6 tháng nuôi

Với các loại cá truyền thống khác có sử dụng đồng bộ chế phẩm BIOF (xử lý đáy ao) và chế phẩm EM (xử lý nước ao)” thuộc Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi thủy sản theo hướng an toàn trên địa bàn tỉnh Hải Dương”.
Mô hình được triển khai tại 4 điểm: xã Chi Lăng Nam và Ngô Quyền (huyện Thanh Miện), xã Quảng Khải (huyện Tứ Kỳ) và xã Hồng Khê (huyện Bình Giang) với quy mô 20 ha, có 70 hộ tham gia.
Mô hình thực hiện theo công thức nuôi ghép, mỗi 1 ha thả nuôi 20.000 con cá rô phi lai xa, 200 con cá mè, 1.000 con cá chép và 1.000 con cá trắm cỏ.
Khi tham gia mô hình, các hộ được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật từ khâu chuẩn bị ao nuôi đến khâu thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.
Đặc biệt, các hộ được hướng dẫn cụ thể quá trình xử ký đáy ao nuôi bằng chế phẩm BIOF do Trung tâm hỗ trợ (10 ha) và bằng vôi hoặc/và các thuốc khác do hộ nuôi tự mua (đối chứng 10 ha).
Trong suốt quá trình nuôi luôn có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn sử dụng chế phẩm EM để xử lý nước ao nuôi đúng cách, đồng thời theo dõi, kiểm tra sinh trưởng của cá định kỳ và phát hiện xử lý kịp thời các vấn đề dịch bệnh.
Kết quả tại hội thảo cho thấy, cá khỏe mạnh, sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, bình quân đạt trên 90%, cá bị mắc bệnh duy nhất 1 lần vào cuối tháng 6 đầu tháng 7.
Nguyên nhân do vùng ao nuôi phụ thuộc vào nguồn cấp nước nông nghiệp, không chủ động được nguồn nước nên nước bị ô nhiễm.
Nhờ được phát hiện và chỉ đạo điều trị kịp thời nên sau 5 - 7 ngày cá đã khỏe mạnh, cá có tỷ lệ đồng đều cao, trọng lượng đạt trung bình 0,8 kg/con (trọng lượng nhập giống trung bình 400 con/kg).
Qua đánh giá hiệu quả kinh tế tại thời điểm hội thảo, 1 ha mô hình cho tổng thu 677,6 triệu đồng, trừ các khoản chi phí và công lao động, 1 ha mô hình cho lợi nhuận 99,68 triệu đồng.
Từ kết quả mô hình cho thấy, cá rô phi lai xa dòng Israel tiếp tục khẳng định ưu thế của mình trong công thức nuôi ghép với các loại cá truyền thống đang được nuôi tại Hải Dương.
Đồng thời, mô hình cũng cho thấy hiệu quả bước đầu trong việc sử dụng chế phẩm BIOF và EM xử lý đáy ao và nguồn nước giúp cho cá sinh trưởng và phát triển tốt hơn, cá mạnh khỏe, ít dịch bệnh và cho tăng trọng cao hơn.
Năm 2014, cũng cùng điều kiện chăm sóc, cùng thời gian nuôi, công thức nuôi ghép và mật độ nuôi, nhưng không dùng chế phẩm BIOF và EM cá cho trọng lượng đạt 0,7 kg/con.
Năm 2015 cá cho trọng lượng đạt 0,8 kg/con.
Nếu tính năng suất cá chênh lệch thực tế qua 2 năm thì 1 con cá trong mô hình sử dụng chế phẩm BIOF và EM cho trọng lượng cao hơn 0,1 kg.
Tính ra 1 ha thả nuôi 20.000 con cá rô phi giống, năng suất cá chênh lệch sẽ đạt 1.700 kg/ha (tỷ lệ nuôi sống 85%); Như vậy, 1 ha ao nuôi sử dụng đồng thời chế phẩm BIOF và EM cho năng suất riêng cá rô phi lai xa (chưa tính cá truyền thống nuôi ghép) cao hơn 1.700 kg so với 1 ha ao nuôi không sử dụng.
Cá rô phi lai xa đơn tính dòng Israel tiếp tục khẳng định tính ưu việt, phù hợp với điều kiện nuôi và môi trường khí hậu của Hải Dương.
Cá có chất lượng thịt ngon, khả năng chịu rét tốt rất phù hợp cho nuôi gối vụ, tăng vụ và lưu giữ cá qua đông.
Cá có xuất xứ giống sản xuất không sử dụng hoóc-môn chuyển giới tính nên đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Cá khỏe mạnh, ít dịch bệnh và cho năng suất cao hơn khi sử dụng các chế phẩm BIOF và EM vào xử lý đáy ao và nguồn nước ao nuôi, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm

Trong số các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) nghề đăng đạt được doanh thu cao năm nay phải kể đến HTX Thủy sản Thống Nhất (TP. Nha Trang, Khánh Hoà) với gần 3 tỷ đồng; DN Tư nhân Tiến Thành (TP. Nha Trang) gần 2,8 tỷ đồng; HTX Thủy sản Đầm Môn (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh) hơn 1,8 tỷ đồng...

Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang, Phòng NN-PTNT huyện Hiệp Hòa vừa tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá mô hình điểm nuôi cá an toàn sinh học tại xã Thái Sơn.

Nhiều lô hàng cá ngừ xuất qua Mỹ bị trả về do nhiễm vi sinh. Nguyên nhân là tại cảng cá Hòn Rớ (xã Phước Đồng, TP. Nha Trang) hiện không có hệ thống nước sạch để rã đông cá ngừ khi cập cảng. Các vựa thu mua cá phải dùng nước bơm dưới cảng lên xử lý khiến cá bị nhiễm vi sinh…

Sau gần 1 năm triển khai, nai nuôi tại hộ ông Liêm và ông Ẩn phát triển tốt. Riêng 2 con nai đực đã lần lấy nhung được 3 lần, với trọng lượng hơn 1,1 kg. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn cũng như các hộ chăn nuôi, mô hình này sẽ cho thu nhập cao hơn so với các đối tượng vật nuôi khác, bởi mô hình nuôi nai chỉ đem lại hiệu quả kinh tế sau 3 năm đầu tư.

Theo đó, các ngành chuyên môn đã đầu tư bò đực giống lai Brahmand, lai Sin để cải tạo đàn bò thịt; đồng thời, quy hoạch lại đồng cỏ, bãi chăn thả bò và vận động nhân dân chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cỏ phục vụ chăn nuôi bò; dự trữ, chế biến cỏ, rơm rạ, bổ sung thức ăn tinh để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho đàn bò lai v.v…