Nuôi Cá Rô Đồng Trên Ao Bọc Vải Nhựa, Dễ Làm, Cho Thu Nhập Khá

Hiện nay, nuôi cá rô đồng trên ao có bao bọc vải nhựa xung quanh bờ và mặt đáy, đang được nhiều nông dân tại xã Phước Thạnh (Châu Thành – Bến Tre) áp dụng và thu lãi khá cao.
Điển hình như trường hợp của anh Sáu Kiếm (ấp 1). Anh thả nuôi 37 kg cá rô đồng con (khoảng 500 con/kg, giá 40.000 đồng/kg) trên ao bọc vải nhựa có diện tích 500 m2. Sau 4 tháng, anh thu hoạch trên 650 kg cá thịt (giá bình quân 30.000 đồng/kg).
Sau khi trừ chi phí, lãi trên hai triệu đồng (chưa tính hơn 20 kg cá nhỏ anh để nuôi tiếp). Tại ấp 2, chị Nguyễn Thị Thanh Loan thả 20 kg trên diện tích 300 m2. Đến nay, ao cá của chị được 2 tháng tuổi và đang phát triển tốt (khoảng 20 con/kg). Theo tính toán, toàn bộ chi phí chị bỏ ra khoảng 8 triệu đồng. Dự kiến sẽ thu hoạch vào đầu tháng 11-2006 với số lượng khoảng 400 kg cá thịt.
Cách nuôi: Khi xử lý ao hồ xong, dùng vải nhựa (vải bạt) phủ kín xung quanh bờ và đáy ao. Sau đó cho nước vào, có độ sâu khoảng 1,5 – 1,6 mét rồi tiến hành tạo môi trường sinh thái và thả cá. Tháng đầu, dùng thức ăn công nghiệp để cho cá ăn. Kể từ tháng thứ hai trở đi có thể cho cá ăn dặm bằng bèo cám (nếu có trùn quế thì càng tốt).
Nhớ chú ý thay nước cho cá, khoảng 15 – 20 ngày/ lần để bảo vệ môi trường sống. Ưu điểm của cách nuôi này là tránh bị hao hụt, tránh ô nhiễm môi trường, tăng độ PH cho cá, dễ làm và cho lãi khá cao.
Hiện tại xã Phước Thạnh có 9 hộ dân đang nuôi cá theo mô hình này. Anh Nguyễn Nhựt Tân – phó chủ tịch Hội Nông dân xã, cho biết: “ Qua khảo sát các hộ nuôi, cá phát triển tốt và bà con đang học hỏi kinh nghiệm để làm theo”.
Có thể bạn quan tâm

Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu các đơn vị rà soát, điều chỉnh các chính sách của dự án cho phù hợp với thực tế; tổ chức lại sản xuất và ứng dụng mạnh tiến bộ khoa học cho sản xuất điều để tăng thu nhập cho nông dân trồng điều; có định hướng rõ ràng về đầu tư và tiêu thụ sản phẩm.

Gắn bó với nghề làm muối mấy chục năm nay, chưa bao giờ ông Sanh (Hậu Lộc, Thanh Hóa) thấy nản như bây giờ. 1.200 m2 ruộng muối được phân cho 7 nhân khẩu của gia đình không phải là ít thế nhưng, tiền thu được cả năm từ diện tích này chưa tới 12 triệu.

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của các doanh nghiệp trong tỉnh tăng khá tốt. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong suốt 7 tháng đầu năm. Thị trường xuất khẩu cũng đang được mở rộng đến hơn 10 quốc gia.

Xã Huồi Tụ, Mường Lống là xã vùng sâu, vùng xa của huyện miền núi Kỳ Sơn. Ngoài chăn nuôi, trồng trọt các cây lương thực như lúa, ngô, thời gian gần đây người dân các xã vùng cao này còn trồng thêm cây bo bo. Theo ông Dềnh Bá Lồng – Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Huồi Tụ, cây bo bo cho thu nhập cao mà lại không tốn công chăm sóc, chi phí phòng trừ sâu bệnh.

"Thực tế hiện nay, khi mua hoa quả, người tiêu dùng thường không lấy hóa đơn, tôi đề nghị khi mua hoa quả nhập khẩu cần lấy hóa đơn để có thể bảo vệ quyền lợi của mình".