Nuôi Cá Rô Đồng Trên Ao Bọc Vải Nhựa, Dễ Làm, Cho Thu Nhập Khá

Hiện nay, nuôi cá rô đồng trên ao có bao bọc vải nhựa xung quanh bờ và mặt đáy, đang được nhiều nông dân tại xã Phước Thạnh (Châu Thành – Bến Tre) áp dụng và thu lãi khá cao.
Điển hình như trường hợp của anh Sáu Kiếm (ấp 1). Anh thả nuôi 37 kg cá rô đồng con (khoảng 500 con/kg, giá 40.000 đồng/kg) trên ao bọc vải nhựa có diện tích 500 m2. Sau 4 tháng, anh thu hoạch trên 650 kg cá thịt (giá bình quân 30.000 đồng/kg).
Sau khi trừ chi phí, lãi trên hai triệu đồng (chưa tính hơn 20 kg cá nhỏ anh để nuôi tiếp). Tại ấp 2, chị Nguyễn Thị Thanh Loan thả 20 kg trên diện tích 300 m2. Đến nay, ao cá của chị được 2 tháng tuổi và đang phát triển tốt (khoảng 20 con/kg). Theo tính toán, toàn bộ chi phí chị bỏ ra khoảng 8 triệu đồng. Dự kiến sẽ thu hoạch vào đầu tháng 11-2006 với số lượng khoảng 400 kg cá thịt.
Cách nuôi: Khi xử lý ao hồ xong, dùng vải nhựa (vải bạt) phủ kín xung quanh bờ và đáy ao. Sau đó cho nước vào, có độ sâu khoảng 1,5 – 1,6 mét rồi tiến hành tạo môi trường sinh thái và thả cá. Tháng đầu, dùng thức ăn công nghiệp để cho cá ăn. Kể từ tháng thứ hai trở đi có thể cho cá ăn dặm bằng bèo cám (nếu có trùn quế thì càng tốt).
Nhớ chú ý thay nước cho cá, khoảng 15 – 20 ngày/ lần để bảo vệ môi trường sống. Ưu điểm của cách nuôi này là tránh bị hao hụt, tránh ô nhiễm môi trường, tăng độ PH cho cá, dễ làm và cho lãi khá cao.
Hiện tại xã Phước Thạnh có 9 hộ dân đang nuôi cá theo mô hình này. Anh Nguyễn Nhựt Tân – phó chủ tịch Hội Nông dân xã, cho biết: “ Qua khảo sát các hộ nuôi, cá phát triển tốt và bà con đang học hỏi kinh nghiệm để làm theo”.
Có thể bạn quan tâm

Vào đầu mùa mưa, trên sông Đồng Nai xuất hiện nhiều loại cá đặc sản, như: cá lăng vàng, cá leo, cá chình, cá chạch, cá chốt chuột... Đây là thời điểm các ngư dân đánh bắt trên sông tranh thủ “săn” cá đặc sản, và có đêm họ kiếm được cả chục triệu đồng.

Ngày 15-7, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá tình hình và giải pháp thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT–TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhất là hạn chế tác hại của việc sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác thủy sản trên địa bàn Đồng Nai.

Phát triển Đề án “2 con, 1 cây” (gà, cây dược liệu, tôm), hiện huyện có 445 hộ gia đình nuôi tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích 1.355ha, tăng 96% so với năm 2014. Trong đó, nuôi bán thâm canh 124 hộ, nuôi quảng canh 321 hộ.

ThS. Lê Văn Bảo Duy và nhóm nghiên cứu Khoa Thuỷ sản, Trường đại học Nông Lâm Huế vừa nghiên cứu thành công quy trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá dìa quanh năm với tỉ lệ sống cao, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nghề nuôi cá dìa nói riêng và sản xuất giống cá nói chung tại Thừa Thiên Huế.

Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau Nguyễn Thành Huy nhận định, mấy năm gần đây, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và tôm nuôi không xảy ra theo quy luật mùa như trước đây mà bùng phát bất cứ thời điểm nào trong năm. Nếu chủ quan, lơ là, ngay lập tức dịch bệnh sẽ tái bùng phát.