Nuôi Cá Lồng Trên Sông

Đó là khu lồng cá đầu tiên của anh Trịnh Xuân Viết, 35 tuổi, xã Cao Đức, huyện Gia Bình (Bắc Ninh).
Anh Viết kể gia đình đi làm ăn trong Nam đã nhiều năm và có nhà cửa rồi, sau những lần về quê, thấy vùng quê Cao Đức và Gia Bình chưa ai nuôi cá lồng, thế là anh tự đi học hỏi, tính cách, làm cho bằng được. Lúc đầu thấy vậy nhiều người bảo anh đổ tiền của xuống sông, nhưng anh vẫn tin tưởng thành công.
Giữa năm 2013, vợ chồng anh đã đặt mua, làm khu lồng cá đặt ngay chân đập mới thuộc khu kè Tân Tiến đến Kênh Phố. Toàn bộ gồm 6 lồng có kích cỡ 9 x 6 x 3 m và một gian nhà khoảng 30m2 để trông coi và đựng thức ăn nuôi cá.
Trong mỗi lồng anh thả các loại giống cá khác nhau như: cá trắm, trắm cỏ, cá chép, cá Lăng, cá Diêu Hồng (Điêu Hồng), khoảng trên 1 vạn con giống. Tổng vốn đầu tư hết hơn 500 triệu đồng, riêng chi phí làm các lồng cá tốn trên 400 triệu đồng.
Theo anh Trịnh Xuân Viết, một lồng cá trên sông có thể nuôi số lượng cá tương đương 2 mẫu ao trên đất liền (khoảng 0,75 ha/1 lồng). Và với khu lồng hiện có của anh bằng khoảng 4,5 ha.
Thức ăn nuôi cá chủ yếu là thức ăn cám công nghiệp, cá tép, ốc và rau củ, cỏ, cây chuối theo đặc điểm và quy trình kỹ thuật. Tính tổng thu sau 10 tháng anh đã có 400 triệu đồng.
Cá Điêu Hồng bán thì có lãi cao hơn vì nuôi ít ngày khoảng 8-10 tháng là bán được, giống ăn cũng không tốn nhiều nên có thể lãi 30-40%. Cá trắm cũng có thể được lãi cao hơn hẳn so với cá chép và cá Lăng.
Anh Viết khẳng định: “Nuôi cá lồng trên sông ít bị bệnh, môi trường nước sạch, cá nhanh lớn hơn trên đất liền. Cần có kỹ thuật, thiết kế lồng khoa học và nuôi cá lồng cũng không vất vả nhiều hơn trên bờ”
Theo nhiều người dân địa phương việc nuôi cá lồng trên sông là khá mạo hiểm. Việc đầu tư cho nuôi cá cũng hết sức tốn kém và có nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Dân, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Đức (Gia Bình) cho biết hiện ở trên địa bàn xã Cao Đức đã có hai khu lồng nuôi cá trên sông nước. Đây là một hướng đi, cách làm mới ở địa phương. Còn về mặt chủ trương, Đảng uỷ, UBND xã đồng tình ủng hộ.
Song để thành nền nếp thì cần được quan tâm của các cấp các ngành từ tỉnh đến huyện để hỗ trợ, có những quy định, hướng dẫn cụ thể để bảo đảm nguồn lợi từ thuỷ sản, bảo vệ môi trường và phát triển nhân rộng trên địa bàn huyện Gia Bình, nhằm khai thác tiềm năng vùng sông nước dài trên 30 km, góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Trong lĩnh vực nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi giữ vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Việc đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất và cung ứng nguồn giống chất lượng cao sẽ tạo thế đứng, khả năng cạnh tranh cho lĩnh vực nông nghiệp mà phần lớn khu vực này gắn với đời sống nông dân ở nông thôn.

Những ngày này, bà con nông dân ở các xã Lục Sĩ Thành, Phú Thành (Trà Ôn - Vĩnh Long) đang rộn ràng bước vào mùa thu hoạch củ sắn. Hiện tại, giá củ sắn dao động từ 3.000 - 3.300 đ/kg, trừ chi phí phân thuốc, nhân công, nông dân còn lời trên 15 triệu đồng/công.

“Giống mì NA1 này vừa cho củ to lại nằm sát mặt đất dễ thu hoạch, lượng tinh bột nhiều, kháng được sâu bệnh, cây ít đổ ngả. Lúc thu hoạch sướng cái bụng lắm”, bà Bùi Thị Mai ở thôn Điền Chánh, xã Nghĩa Điền (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) hào hứng cho biết.

Năm 2011, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Khương (Lào Cai) được Viện Nghiên cứu môi trường sinh thái thuộc Đại học Lâm nghiệp cung cấp 3 kg hạt giống cây quang bì. Sau đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện đã tổ chức gieo ươm, sản xuất được 1.650 cây giống, trồng trên diện tích 1,5 ha tại thôn Nhân Giống, thị trấn Mường Khương.

Cây ca cao chịu bóng râm nên trồng xen được với nhiều loại cây có giá trị kinh tế khác để tăng thêm thu nhập cho người dân trên cùng diện tích đất canh tác đã được người dân áp dụng. Trong 3 năm (từ 2009 - 2012), Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Hậu Giang đã thực hiện dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển vùng ca cao trồng xen trong vườn cây lâu năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững ở Hậu Giang” với quy mô 150ha.