Nuôi Cá Lồng Trên Sông

Đó là khu lồng cá đầu tiên của anh Trịnh Xuân Viết, 35 tuổi, xã Cao Đức, huyện Gia Bình (Bắc Ninh).
Anh Viết kể gia đình đi làm ăn trong Nam đã nhiều năm và có nhà cửa rồi, sau những lần về quê, thấy vùng quê Cao Đức và Gia Bình chưa ai nuôi cá lồng, thế là anh tự đi học hỏi, tính cách, làm cho bằng được. Lúc đầu thấy vậy nhiều người bảo anh đổ tiền của xuống sông, nhưng anh vẫn tin tưởng thành công.
Giữa năm 2013, vợ chồng anh đã đặt mua, làm khu lồng cá đặt ngay chân đập mới thuộc khu kè Tân Tiến đến Kênh Phố. Toàn bộ gồm 6 lồng có kích cỡ 9 x 6 x 3 m và một gian nhà khoảng 30m2 để trông coi và đựng thức ăn nuôi cá.
Trong mỗi lồng anh thả các loại giống cá khác nhau như: cá trắm, trắm cỏ, cá chép, cá Lăng, cá Diêu Hồng (Điêu Hồng), khoảng trên 1 vạn con giống. Tổng vốn đầu tư hết hơn 500 triệu đồng, riêng chi phí làm các lồng cá tốn trên 400 triệu đồng.
Theo anh Trịnh Xuân Viết, một lồng cá trên sông có thể nuôi số lượng cá tương đương 2 mẫu ao trên đất liền (khoảng 0,75 ha/1 lồng). Và với khu lồng hiện có của anh bằng khoảng 4,5 ha.
Thức ăn nuôi cá chủ yếu là thức ăn cám công nghiệp, cá tép, ốc và rau củ, cỏ, cây chuối theo đặc điểm và quy trình kỹ thuật. Tính tổng thu sau 10 tháng anh đã có 400 triệu đồng.
Cá Điêu Hồng bán thì có lãi cao hơn vì nuôi ít ngày khoảng 8-10 tháng là bán được, giống ăn cũng không tốn nhiều nên có thể lãi 30-40%. Cá trắm cũng có thể được lãi cao hơn hẳn so với cá chép và cá Lăng.
Anh Viết khẳng định: “Nuôi cá lồng trên sông ít bị bệnh, môi trường nước sạch, cá nhanh lớn hơn trên đất liền. Cần có kỹ thuật, thiết kế lồng khoa học và nuôi cá lồng cũng không vất vả nhiều hơn trên bờ”
Theo nhiều người dân địa phương việc nuôi cá lồng trên sông là khá mạo hiểm. Việc đầu tư cho nuôi cá cũng hết sức tốn kém và có nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Dân, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Đức (Gia Bình) cho biết hiện ở trên địa bàn xã Cao Đức đã có hai khu lồng nuôi cá trên sông nước. Đây là một hướng đi, cách làm mới ở địa phương. Còn về mặt chủ trương, Đảng uỷ, UBND xã đồng tình ủng hộ.
Song để thành nền nếp thì cần được quan tâm của các cấp các ngành từ tỉnh đến huyện để hỗ trợ, có những quy định, hướng dẫn cụ thể để bảo đảm nguồn lợi từ thuỷ sản, bảo vệ môi trường và phát triển nhân rộng trên địa bàn huyện Gia Bình, nhằm khai thác tiềm năng vùng sông nước dài trên 30 km, góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, trong 9 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh xuống giống được 36.298 ha mì. Trong đó vụ Đông Xuân 2014 - 2015 trồng mới 23.326 ha, Vụ Hè Thu 2015 trồng mới được 11.203 ha, (đạt 62,% kế hoạch) bằng 134,5% so cùng kỳ năm 2014.

Đó là hành vi đổ hóa chất xuống đất để dụ giun nổi lên xem có tốt không rồi... sẽ tiến hành thu mua của thương lái Trung Quốc vừa được phát hiện tại Quảng Trị.

Nhà sáng chế máy cày đa năng xứ Quảng - anh nông dân Lê Tất Dũng dù học hành chưa hết phổ thông nhưng đã có những việc làm có lợi nhiều cho nông dân, như làm cầu phao bắc qua sông Vu Gia, sáng chế máy cày tay đa năng, máy bóc vỏ đậu…

Bột dong ở Bình Lư khi làm miến vừa trong, vừa dẻo, sợi miến làm ra dài tới mấy mét mà không đứt gãy. Miến nấu lên vừa ngon mềm, vừa dai và trơn mát...

Đã từng là một sỹ quan, bác sĩ quân y, thuộc biên chế của Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, cách đây 15 năm ông Nguyễn Công Suất đã tự nguyện xin giải ngũ khỏi ngành để theo đuổi việc trồng, chế biến và đưa cây gấc thành một thứ dược liệu quý.