Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Lồng Trên Sông

Nuôi Cá Lồng Trên Sông
Ngày đăng: 06/06/2014

Đó là khu lồng cá đầu tiên của anh Trịnh Xuân Viết, 35 tuổi, xã Cao Đức, huyện Gia Bình (Bắc Ninh).

Anh Viết kể gia đình đi làm ăn trong Nam đã nhiều năm và có nhà cửa rồi, sau những lần về quê, thấy vùng quê Cao Đức và Gia Bình chưa ai nuôi cá lồng, thế là anh tự đi học hỏi, tính cách, làm cho bằng được. Lúc đầu thấy vậy nhiều người bảo anh đổ tiền của xuống sông, nhưng anh vẫn tin tưởng thành công.

Giữa năm 2013, vợ chồng anh đã đặt mua, làm khu lồng cá đặt ngay chân đập mới thuộc khu kè Tân Tiến đến Kênh Phố. Toàn bộ gồm 6 lồng có kích cỡ 9 x 6 x 3 m và một gian nhà khoảng 30m2 để trông coi và đựng thức ăn nuôi cá.

Trong mỗi lồng anh thả các loại giống cá khác nhau như: cá trắm, trắm cỏ, cá chép, cá Lăng, cá Diêu Hồng (Điêu Hồng), khoảng trên 1 vạn con giống. Tổng vốn đầu tư hết hơn 500 triệu đồng, riêng chi phí làm các lồng cá tốn trên 400 triệu đồng.

Theo anh Trịnh Xuân Viết, một lồng cá trên sông có thể nuôi số lượng cá tương đương 2 mẫu ao trên đất liền (khoảng 0,75 ha/1 lồng). Và với khu lồng hiện có của anh bằng khoảng 4,5 ha.

Thức ăn nuôi cá chủ yếu là thức ăn cám công nghiệp, cá tép, ốc và rau củ, cỏ, cây chuối theo đặc điểm và quy trình kỹ thuật. Tính tổng thu sau 10 tháng anh đã có 400 triệu đồng.

Cá Điêu Hồng bán thì có lãi cao hơn vì nuôi ít ngày khoảng 8-10 tháng là bán được, giống ăn cũng không tốn nhiều nên có thể lãi 30-40%. Cá trắm cũng có thể được lãi cao hơn hẳn so với cá chép và cá Lăng.

Anh Viết khẳng định: “Nuôi cá lồng trên sông ít bị bệnh, môi trường nước sạch, cá nhanh lớn hơn trên đất liền. Cần có kỹ thuật, thiết kế lồng khoa học và nuôi cá lồng cũng không vất vả nhiều hơn trên bờ”

Theo nhiều người dân địa phương việc nuôi cá lồng trên sông là khá mạo hiểm. Việc đầu tư cho nuôi cá cũng hết sức tốn kém và có nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Dân, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Đức (Gia Bình) cho biết hiện ở trên địa bàn xã Cao Đức đã có hai khu lồng nuôi cá trên sông nước. Đây là một hướng đi, cách làm mới ở địa phương. Còn về mặt chủ trương, Đảng uỷ, UBND xã đồng tình ủng hộ.

Song để thành nền nếp thì cần được quan tâm của các cấp các ngành từ tỉnh đến huyện để hỗ trợ, có những quy định, hướng dẫn cụ thể để bảo đảm nguồn lợi từ thuỷ sản, bảo vệ môi trường và phát triển nhân rộng trên địa bàn huyện Gia Bình, nhằm khai thác tiềm năng vùng sông nước dài trên 30 km, góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Chú Trọng Phát Triển Cây, Con Đặc Sản Để Làm Giàu Chú Trọng Phát Triển Cây, Con Đặc Sản Để Làm Giàu

Hình thành hợp tác xã (HTX) chăn nuôi, trồng trọt, đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, phát triển cây con đặc sản... là những giải pháp đang được TP.Hà Nội ưu tiên thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của địa phương...

17/02/2014
Giải Pháp Hoàn Hảo Cho Chăn Nuôi Nông Hộ Ở Việt Nam Giải Pháp Hoàn Hảo Cho Chăn Nuôi Nông Hộ Ở Việt Nam

Việc áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) cấp nông hộ đến thời điểm này đã đem lại những hiệu quả khác biệt.

17/02/2014
Triệu Phú “Nuôi Lợn, Trồng Hoa Tết” Triệu Phú “Nuôi Lợn, Trồng Hoa Tết”

Để có lợi nhuận từ 500-600 triệu đồng/năm, gia đình anh Nguyễn Minh Diện đã kiên trì với mô hình “1 con, 2 cây” là nuôi lợn và trồng đào, quất bán dịp tết.

17/02/2014
Cải Thảo Dễ Trồng, Năng Suất Cao Cải Thảo Dễ Trồng, Năng Suất Cao

Cải thảo là loại rau dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ trong năm. Phía Bắc trồng từ tháng 8 – 10, phía Nam trồng từ tháng 7 đến tháng 4 sang năm, còn ở Đà Lạt, người dân trồng quanh năm.

17/02/2014
Khởi Sắc Từ Nghề Trồng Nấm Khởi Sắc Từ Nghề Trồng Nấm

Hợp tác xã (HTX) sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm nấm Sáng Thiện tại thôn Quảng Hội, xã Quang Tiến (Sóc Sơn, Hà Nội) là HTX điểm của Bộ NNPTNT, đã và đang thực sự khởi sắc về chất lượng, sức tiêu thụ.

17/02/2014