Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Lồng Ở Ia Hdreh (Gia Lai)

Nuôi Cá Lồng Ở Ia Hdreh (Gia Lai)
Ngày đăng: 27/08/2013

Đây là mô hình nuôi cá thương phẩm thuộc dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND huyện Krông Pa (Gia Lai) thực hiện với sự tham gia của 10 hộ dân trên địa bàn xã Ia Hdreh.

Dự án có tổng kinh phí là trên 2 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp hơn 1 tỷ đồng. Nhà nước hỗ trợ 100% tiền lồng nuôi, quy trình tập huấn và đợt tham quan; 60% tiền thức ăn cùng 40% tiền cá giống, còn lại là nhân dân đóng góp.

Theo ông Bùi Văn Xóa- Trạm trưởng Trạm Quản lý Thủy nông huyện Krông Pa, Chủ nhiệm đề tài cho biết: Để dự án nuôi cá thương phẩm này thành công, Trạm đã tổ chức các buổi tập huấn, các chuyến đi tham quan tại các mô hình nuôi cá lồng ở các tỉnh Đak Lak, Đak Nông… Bên cạnh đó, Trạm thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật xuống tận nơi hướng dẫn quy cách làm lồng nuôi, cách dọn vệ sinh, hướng dẫn cách thả cá giống, theo dõi bệnh phẩm cho cá.

Ngày 7-11-2012, dưới sự chứng kiến của các hộ dân tham gia dự án, lứa cá giống đầu tiên, bao gồm: 1.000 con cá chình, 5.000 cá lăng nha và 2.500 con cá thác lác cườm đúng kích cỡ như yêu cầu được thả xuống lồng sau khi đã được làm vệ sinh và các biện pháp để cá thích nghi với môi trường nước.

Tuy nhiên, tỷ lệ cá chết khá nhiều, nhất là cá thác lác cườm (khoảng 50%). “Những ngày đầu, do chưa thích nghi nên cá chết nhiều, nổi trắng trên lồng, gây tâm lý hoang mang cho các hộ dân tham gia dự án. Chúng tôi phải cắt cử nhau túc trực 24/24 giờ theo dõi và phối hợp các kỹ sư nuôi trồng thủy sản nắm tình hình thực tế, có biện pháp triệt để xử lý, nhờ phát hiện kịp thời nên đã khắc phục được cá bệnh và chết, dần thích nghi với môi trường nước, ăn hết thức ăn hàng ngày”- anh Đỗ Đăng Phong một trong 9 hộ dân thực hiện dự án cho hay.

10 tháng đã trôi qua kể từ ngày triển khai dự án, 15 lồng nuôi các loài cá thác lác cườm, cá chình, lăng nha đã thích ứng với môi trường nước nơi của hồ chứa Ia Hdreh, sinh sôi, lớn lên từng ngày. Những con cá thác lác cườm với những vòng tròn xoe bắt mắt đã to bằng 1 bàn tay người lớn.

Nhiều con cá chình đen trũi, to tròn bằng cổ tay, dài khoảng 2 gang tay. Theo cách tính của Ban Quản lý dự án, mỗi kg cá lăng nha có giá 100 ngàn đồng, sẽ cho lợi nhuận là 43%; giá cá chình là 400 ngàn đồng/kg, lợi nhuận đạt 83%, cá thác lác cho lợi nhuận 36%.

Theo những người tham gia dự án, nếu mô hình nuôi cá thương phẩm ở hồ Ia Hdreh thành công sẽ mở ra một hướng đi mới cho ngành nuôi trồng thủy sản của huyện Krông Pa.


Có thể bạn quan tâm

Nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn Nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn

Tuy không tổ chức thực hiện được những cánh đồng mẫu lớn như quy định của ngành nông nghiệp, nhưng bước đầu huyện Tư Nghĩa đã giúp nông dân hình thành những cánh đồng lớn, chuyên canh một giống lúa, hoa màu năng suất khá cao.

14/05/2015
Sẻ mặn với diêm dân Sẻ mặn với diêm dân

Sau dưa hấu, giờ đến lượt muối Sa Huỳnh (Đức Phổ) rớt giá thê thảm. Đã bao nhiêu năm, vậy mà muối Sa Huỳnh vẫn chưa có lối thoát. Trên những cánh đồng muối vẫn còn đó nhiều mảnh đời cơ cực.

14/05/2015
Nuôi cá tầm trên núi Nuôi cá tầm trên núi

Được một cán bộ Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) giới thiệu, chúng tôi háo hức vượt hơn 10km đường rừng lên núi cao để đến thăm mô hình nuôi cá tầm của ông Mai Thanh Lâm (62 tuổi, ngụ tổ dân phố 13, thị trấn Mađaguôi). Trại cá tầm của ông Lâm ở dưới chân thác Ba Tầng.

14/05/2015
Hà Nội mở rộng diện tích lúa năng suất, chất lượng cao Hà Nội mở rộng diện tích lúa năng suất, chất lượng cao

Thời điểm này, các địa phương trên địa bàn TP Hà Nội đang tích cực chăm sóc lúa Xuân song song với chuẩn bị tốt các điều kiện cho vụ mùa tới.

14/05/2015
Sản lượng rau giảm khoảng 1.000 tấn do mưa Sản lượng rau giảm khoảng 1.000 tấn do mưa

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng vừa cho biết, do những trận mưa lớn, mưa đá diễn ra liên tục trong thời gian qua khiến cho sản lượng rau của tỉnh bị giảm.

14/05/2015