Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Lồng Ở Ia Hdreh (Gia Lai)

Nuôi Cá Lồng Ở Ia Hdreh (Gia Lai)
Ngày đăng: 27/08/2013

Đây là mô hình nuôi cá thương phẩm thuộc dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND huyện Krông Pa (Gia Lai) thực hiện với sự tham gia của 10 hộ dân trên địa bàn xã Ia Hdreh.

Dự án có tổng kinh phí là trên 2 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp hơn 1 tỷ đồng. Nhà nước hỗ trợ 100% tiền lồng nuôi, quy trình tập huấn và đợt tham quan; 60% tiền thức ăn cùng 40% tiền cá giống, còn lại là nhân dân đóng góp.

Theo ông Bùi Văn Xóa- Trạm trưởng Trạm Quản lý Thủy nông huyện Krông Pa, Chủ nhiệm đề tài cho biết: Để dự án nuôi cá thương phẩm này thành công, Trạm đã tổ chức các buổi tập huấn, các chuyến đi tham quan tại các mô hình nuôi cá lồng ở các tỉnh Đak Lak, Đak Nông… Bên cạnh đó, Trạm thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật xuống tận nơi hướng dẫn quy cách làm lồng nuôi, cách dọn vệ sinh, hướng dẫn cách thả cá giống, theo dõi bệnh phẩm cho cá.

Ngày 7-11-2012, dưới sự chứng kiến của các hộ dân tham gia dự án, lứa cá giống đầu tiên, bao gồm: 1.000 con cá chình, 5.000 cá lăng nha và 2.500 con cá thác lác cườm đúng kích cỡ như yêu cầu được thả xuống lồng sau khi đã được làm vệ sinh và các biện pháp để cá thích nghi với môi trường nước.

Tuy nhiên, tỷ lệ cá chết khá nhiều, nhất là cá thác lác cườm (khoảng 50%). “Những ngày đầu, do chưa thích nghi nên cá chết nhiều, nổi trắng trên lồng, gây tâm lý hoang mang cho các hộ dân tham gia dự án. Chúng tôi phải cắt cử nhau túc trực 24/24 giờ theo dõi và phối hợp các kỹ sư nuôi trồng thủy sản nắm tình hình thực tế, có biện pháp triệt để xử lý, nhờ phát hiện kịp thời nên đã khắc phục được cá bệnh và chết, dần thích nghi với môi trường nước, ăn hết thức ăn hàng ngày”- anh Đỗ Đăng Phong một trong 9 hộ dân thực hiện dự án cho hay.

10 tháng đã trôi qua kể từ ngày triển khai dự án, 15 lồng nuôi các loài cá thác lác cườm, cá chình, lăng nha đã thích ứng với môi trường nước nơi của hồ chứa Ia Hdreh, sinh sôi, lớn lên từng ngày. Những con cá thác lác cườm với những vòng tròn xoe bắt mắt đã to bằng 1 bàn tay người lớn.

Nhiều con cá chình đen trũi, to tròn bằng cổ tay, dài khoảng 2 gang tay. Theo cách tính của Ban Quản lý dự án, mỗi kg cá lăng nha có giá 100 ngàn đồng, sẽ cho lợi nhuận là 43%; giá cá chình là 400 ngàn đồng/kg, lợi nhuận đạt 83%, cá thác lác cho lợi nhuận 36%.

Theo những người tham gia dự án, nếu mô hình nuôi cá thương phẩm ở hồ Ia Hdreh thành công sẽ mở ra một hướng đi mới cho ngành nuôi trồng thủy sản của huyện Krông Pa.


Có thể bạn quan tâm

Yên Minh Đẩy Mạnh Khai Hoang, Phục Hóa Ruộng Bậc Thang Yên Minh Đẩy Mạnh Khai Hoang, Phục Hóa Ruộng Bậc Thang

Những năm gần đây, phong trào khai hoang, phục hóa ruộng bậc thang trên địa bàn huyện Yên Minh được nhân dân hưởng ứng và thực hiện tích cực. Những thửa ruộng mới khai hoang, sau 3 đến 4 năm đưa vào trồng lúa nước không chỉ nâng cao đời sống nhân dân mà vào mùa lúa chín còn tạo cảnh quan đẹp mắt với du khách gần xa khi lên thăm Công việc Địa chất Toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn.

23/09/2014
Nơi Đồng Vốn “Sinh Sôi” Nơi Đồng Vốn “Sinh Sôi”

Nhiều năm qua, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Hoàng Su Phì luôn đồng hành cùng người nông dân trong việc đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhiều hộ đã vượt qua khó khăn vươn lên làm giàu từ hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ cho vay của Ngân hàng.

23/09/2014
Hiệu Quả Thiết Thực Nguồn Vốn Vay Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn Hiệu Quả Thiết Thực Nguồn Vốn Vay Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn

Thực hiện chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ; đến nay, trên địa bàn huyện Quản Bạ đã có hàng nghìn lượt hộ nông dân được vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) huyện để phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao, tạo đà để nhiều người dân vươn lên thoát nghèo.

23/09/2014
Doanh Nghiệp Chưa Mặn Mà Với Cánh Đồng Mẫu Lớn Doanh Nghiệp Chưa Mặn Mà Với Cánh Đồng Mẫu Lớn

Sau 2 năm triển khai thực hiện, cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã từng bước khẳng định mô hình sản xuất lúa kiểu mẫu tại Hậu Giang. Tuy nhiên, các hình thức đầu tư khép kín từ sản xuất đến thu mua sản phẩm giữa người dân với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ, nên đã ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu tiến tới xây dựng cánh đồng lớn cho tỉnh.

23/09/2014
Lâm Thao Chuyển Hướng Sản Xuất Vụ Đông Lâm Thao Chuyển Hướng Sản Xuất Vụ Đông

Trao đổi với chúng tôi về tình hình sản xuất vụ đông, đồng chí Cao Xuân Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Thao đánh giá: Là huyện đồng bằng, đất chật, người đông, từ lâu Lâm Thao đã chú trọng tăng vụ, trong đó sớm đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính.

23/09/2014