Nuôi Cá Lồng Bè Ở Bình Định Khốn Đốn Vì Con Giống, Đầu Ra

Từ đầu tháng 11 âm lịch đến nay, các hộ ngư dân nuôi cá lồng bè trên biển trên đầm Thị Nại tại phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định điêu đứng vì cá giống khan hiếm và giá cao, trong khi đó cá nuôi thương phẩm hạ giá nhưng không có thương lái đến mua.
Cụ thể, tại khu vực Hải Minh, phường Hải Cảng có 80 hộ nuôi, với 707 lồng nuôi cá trên diện tích 13.812 m2 chuyên nuôi cá hồng, cá mú, cá bóp, cá chẽm… đã đến thời kỳ xuất bán, nhưng không có người mua. Hiện thương lái mua cầm chừng với giá 115.000 đồng/kg, giảm từ 5.000 – 15.000 đồng/kg so với thời điểm cách đây 1 tháng.
Điều đáng nói là, nhiều hộ nuôi cá lồng bè đã được thương lái đặt cọc một phần ba đến một nửa số tiền mua bè cá, nhưng thương lái không bắt cá hết một lần theo thỏa thuận mà để “ngâm” cả tháng trời, người nuôi phải tốn thức ăn và công chăm sóc hàng ngày. Lý do thương lái đưa ra là tiêu thụ khó và… thiếu vốn.
Vì giá cá hạ và không có đầu ra nên nhiều hộ đành nuôi “làm cảnh”. Theo các hộ ngư dân, các loài cá khác như cá bóp, cá chẽm thì nuôi lớn mấy cũng được nhưng nếu cá hồng có trọng lượng hơn 1 kg/con thì bị thương lái ép giá vì người mua không thích, bán rất khó.
Hầu hết các hộ nuôi cá lồng bè có quy mô từ 6 – 12 lồng, người nuôi ít cũng vài ba ngàn con, người nuôi nhiều lên đến chục ngàn con. Hàng ngày từ 3, 4 giờ sáng, các hộ ngư dân ở đây sang Cảng cá Quy Nhơn thu mua thức ăn về cho cá nuôi. Người nuôi ít thì 50 – 70 kg cá và đầu cá, người nuôi nhiều thì mua từ 1 – 2 tạ. Tiêu tốn thức ăn nhiều như vậy nhưng đầu ra bế tắc, bà con ở đây gặp nhiều khó khăn.
Những hộ không bán được cá gặp khó đã đành, nhiều hộ ngư dân may mắn xuất bán được cá nuôi nhưng không mua được cá giống để thả lại do thiếu nguồn cung. Cá hồng giống hiện có giá 10.000 đồng/con, tăng 4.000- 5.000 đồng/con so với năm trước mà không có để mua.
Bà Nguyễn Thị Lộc – một hộ nuôi cá cho biết: “Gia đình tôi xuất bán mấy lồng cá được vài chục triệu, nhưng thương lái “ngâm” cả tháng trời mới bắt hết. Nay muốn mua cá giống về thả lại khan hiếm, bây giờ chưa biết tính sao”.
Được biết trước đó, các hộ nuôi cá lồng bè ở đây bị thiệt hại nặng do sự cố tràn dầu và hai đợt lũ lụt vừa qua đã làm cá chết hàng loạt, nhưng đến thời điểm này các hộ ngư dân vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ nào. Những yếu tố này đang khiến các hộ nuôi cá lồng bè ở Hải Minh thêm khốn đốn.
Có thể bạn quan tâm

Hồ Thùng, xã Đông Hải, tỉnh Trà Vinh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, nhất là cây thuốc cá. Ngược thời gian khoảng 10 năm về trước thì cây thuốc là cây trồng chủ lực của người dân nơi đây

Thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam đã xuất hiện rải rác hiện tượng sâu bệnh trên thanh long, được bà con gọi là bệnh “lạ”. Trước thực tế này, đại diện 24 hộ dân thuộc Tổ hợp tác thanh long VietGAP Cẩm Hang (thôn Đại Lộc, xã Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) đã có đơn gửi các cơ quan chức năng, nhờ tìm cách điều trị bệnh…

Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) vừa công bố ra thị trường bộ tiêu chuẩn về quy trình chứng nhận cho cá tra. Đây là bộ tiêu chuẩn thứ hai do ASC đưa ra. Bộ tiêu chuẩn đầu tiên của ASC được thực hiện cho cá rô phi vào hồi tháng 3/2012.

Mô hình thanh long ruột đỏ ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì. Images: Hoàng Quyết

Ngày 4.5, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên cho biết, bọ dừa đã xuất hiện và gây hại gần 1.800ha dừa ở thị xã Sông Cầu và huyện Tuy An với tỷ lệ hại 55-60%, có nơi gây hại đến 85%.