Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Lồng Bè Hiệu Quả Ở Kiên Hải

Nuôi Cá Lồng Bè Hiệu Quả Ở Kiên Hải
Ngày đăng: 27/02/2014

Kiên Hải là một trong hai huyện đảo của tỉnh Kiên Giang, toàn huyện có 23 hòn đảo lớn nhỏ trải dài trên một vùng biển tương đối rộng.

Ven các đảo có nhiều vịnh kín gió cùng với môi trường nước tốt, thích hợp để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá lồng bè trên biển.

Xác định tiềm năng lợi thế của địa phương, trong thời gian qua Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã tập trung chỉ đạo phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng trên biển, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và PTNT, từ đó nghề nuôi cá lồng trên biển phát triển khá nhanh, tạo thành phong trào nuôi rộng khắp trên địa bàn huyện, nhân dân đã mạnh dạn huy động các nguồn vốn để đầu tư nuôi cá tăng thu nhập gia đình, giải quyết công ăn việc làm tại địa phương. Nếu như năm 2008 nghề này chỉ phát triển ở các xã Nam Du và An Sơn với khoảng 101 hộ nuôi, 270 lồng nuôi, thì hiện tại mô hình nuôi cá lồng trên biển đã phát triển đều trên 4/4 xã của huyện với 209 hộ nuôi, 714 lồng nuôi.

Đến nay, nghề nuôi cá lồng bè trên biển đã mang lại kết quả rất khả quan cho người dân huyện đảo Kiên Hải, nhiều hộ ngư dân đã có thu nhập cao từ mô hình nuôi cá lồng bè trên biển, nhiều hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng hàng năm. Trung bình mỗi lồng nuôi khoảng 50m3 sau khi trừ chi phí cho lãi khoảng 30 triệu đồng. Lợi nhuận lớn nên đã giúp nhiều người nuôi cá ở Kiên Hải từ chỗ kinh tế trung bình trở nên khá giả, nhiều hộ từ chỗ làm ăn khó khăn cũng đã tiến dần lên chỗ có tích lũy.

Năm 2013, vượt qua những khó khăn như dịch bệnh, nguồn cung cấp thức ăn và con giống hạn chế, cũng như đầu ra cho sản phẩm nuôi, nghề nuôi cá lồng trên biển của huyện cũng có bước phát triển khá, là nghề mang lại hiệu quả sản xuất cao cho nhân dân trên đảo.

Sản lượng thu hoạch năm 2013 đạt trên 520 tấn cá thương phẩm (chủ yếu là cá mú và cá bớp), giá trị sản xuất đạt trên 120 tỉ đồng, tăng 31,76% so với năm 2012, đạt 108% so với kế hoạch đề ra.

Nghề nuôi cá lồng bè trên biển phát triển còn kéo theo nhiều nghề khác phát triển như: nghề cung cấp thức ăn cho cá, cung cấp thuốc cho cá, thu mua vận chuyển sản phẩm sau thu hoạch… Ngoài ra, còn đóng góp rất lớn trong việc giữ gìn và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Mô hình nuôi cá lồng trên biển phát triển là nguồn cung cấp hải sản tươi sống có thể chế biến tại chỗ theo yêu cầu của du khách, cùng với vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo tạo nên những điểm tham quan vô cùng lý thú nơi biển đảo, từ đó tạo điều kiện phát triển dịch vụ du lịch, thương mại tại địa phương.

Ông Lương Quốc Bình, Chủ tịch UBND huyện Kiên Hải cho biết: Để mô hình nuôi cá lồng trên biển tại địa bàn huyện Kiên Hải phát triển ngày một bền vững hơn, hiệu quả hơn, nhằm thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII nhiệm kỳ 2010 - 2015, góp phần phát triển kinh tế, xã hội vùng biển đảo theo chủ trương của Chính phủ. Trong thời gian tới, huyện Kiên Hải sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện các công việc sau:

Khẩn trương thực hiện hoàn thành quy hoạch chi tiết vùng nuôi trồng thủy sản ven các đảo của địa bàn huyện đến năm 2020.

Phát triển thêm một số các đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế đưa vào nuôi thử nghiệm nếu phù hợp với điều kiện nuôi của huyện và có hiệu quả thì nhân rộng để đa dạng hóa đối tượng nuôi.

Tăng cường công tác Khuyến nông - Khuyến ngư nhằm đưa khoa học kỹ thuật vào quá trình nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất. Xây dựng và hoàn thiện qui trình nuôi bằng các loại giống cá cho đẻ nhân tạo và nuôi bằng thức ăn công nghiệp để giải quyết vấn đề khó khăn về con giống và thức ăn trong quá trình nuôi.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân sản xuất thức ăn công nghiệp và giống nhân tạo tại địa phương để phục vụ cho nuôi trồng thủy sản biển. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư phát triển nuôi cá lồng bè trên biển.

Với những tiềm năng lợi thế sẵn có, sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng với sự nhạy bén, sáng tạo của nhân dân trên địa bàn huyện, hy vọng rằng trong thời gian tới mô hình nuôi cá lồng bè trên biển của huyện sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, mang lại thu nhập cao cho người dân đất đảo, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của Kiên Hải.


Có thể bạn quan tâm

Tổ Hợp Tác Nuôi Ba Ba Thương Phẩm Hoạt Động Hiệu Quả Tổ Hợp Tác Nuôi Ba Ba Thương Phẩm Hoạt Động Hiệu Quả

Những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) thành công với mô hình nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, điển hình là mô hình nuôi ba ba thương phẩm ở xã An Bình và xã Nhị Mỹ.

04/03/2014
Thiệt Hại Hàng Trăm Triệu Đồng Vì Cá Bị Ghẻ Lở Thiệt Hại Hàng Trăm Triệu Đồng Vì Cá Bị Ghẻ Lở

Gần một tháng nay, hàng chục hộ nuôi cá lóc đầu vuông trong vèo ở xã Phước Chỉ (Trảng Bàng - Tây Ninh) lao đao vì cá bị ghẻ lở mà chưa rõ nguyên nhân.

04/03/2014
Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Của Ông Phượng Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Của Ông Phượng

Ông Trần Phượng ở xóm Tân Hương 2, xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đến với nghề nuôi ong là một sự tình cờ và gắn bó với nó. Nhưng cái duyên đó bắt đầu từ việc làm quen, nuôi nhỏ lẻ 1-2 đàn đến ham thích nghề nuôi ong và chịu khó học hỏi, rút kinh nghiệm qua thực tế công việc, đã mang lại thu nhập cao cho gia đình.

04/03/2014
Không Nên Quay Lưng Với Gia Cầm Sạch Không Nên Quay Lưng Với Gia Cầm Sạch

Dịch cúm gia cầm xảy ra ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước làm người tiêu dùng e ngại sử dụng các sản phẩm gia cầm, khiến mặt hàng này bị giảm sức mua và rớt giá. Mặc dù Đà Nẵng chưa xuất hiện dịch nhưng những tiểu thương buôn bán mặt hàng này ở các chợ cũng đang thấp thỏm lo lắng khi sức tiêu thụ mỗi ngày giảm mạnh.

04/03/2014
“Thấp Thỏm” Với Việc Bùng Phát Dịch Cúm Gia Cầm “Thấp Thỏm” Với Việc Bùng Phát Dịch Cúm Gia Cầm

Theo ngành Nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, dịch cúm gia cầm (CGC) A/H5N1 đã bùng phát tại huyện Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè và nguy cơ lây lan trên diện rộng rất cao. Do đó, ngành chuyên môn, ngành chức năng của tỉnh đang theo dõi sát tình hình diễn biến của loại dịch bệnh hết sức nguy hiểm này để có giải pháp ứng phó kịp thời.

04/03/2014