Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi cá lồng bằng hàng phế phẩm ở chợ

Nuôi cá lồng bằng hàng phế phẩm ở chợ
Ngày đăng: 06/04/2015

Ở gần tuổi 35, còn độc thân nhưng anh Trương Văn Trung, luôn được người dân thôn La Ỷ nể phục và gán cho cái danh “thanh niên ham việc”. Lý do vì Trung siêng làm, chăm việc, không ngại khó, ngại khổ.

Trước năm 2000, trong lúc làm nghề thu gom thuê hàng phế phẩm ở các chợ Đông Ba, Bãi Dâu, Bến Ngự, An Cựu... thấy rau củ quả hư thối mang đến các bãi rác. Tiếc rẻ, anh Trung đã suy nghĩ làm sao để chúng sinh lợi. Ban đầu, anh mang về các vùng quê bán cho nông dân làm phân bón; có bận giao cho các gia đình nuôi gia cầm và cá lồng trên các sông quê.

Hướng đó, mỗi tháng cũng kiếm được vài trăm nghìn đồng nhưng mất nhiều thời gian. Sau cơn “đại hồng thủy” năm 1999, Trung nghĩ ra kế nuôi cá lồng bên nhánh sông Hương đoạn qua địa bàn quê nhà - thôn La Ỷ, Phú Thượng bằng 100% đồ rau củ quả phế thải thu nhặt từ các chợ. Ban đầu anh nuôi 1 lồng, với cá giống như lóc, trê, rô phi.... Một thời gian thấy cá lớn, bán được tiền, anh lại nhân số lồng lên gấp đôi, gấp ba.

Trên chiếc xuồng chở thức ăn đến các lồng cá, anh Trung cho biết: “Sau mùa lũ, mình triển khai nuôi. Mỗi lồng thả khoảng 200 con cá giống chép, mè, rô phi và lóc. Do giống cá mè, chép, lóc dễ nuôi, cùng với nguồn thức ăn rau quả nên cá ít bệnh, chóng lớn. Bình quân mỗi lứa nuôi từ 3 - 4 tháng giá cá bán tùy thời điểm nhưng mỗi lồng thu 8 - 10 triệu đồng.

Hay tin anh Trung nuôi cá tận dụng nguồn rau quả thải ra từ các chợ, nhiều gia đình trong khu vực làm theo. Sau thời gian ngắn, những lồng cá trên đoạn sông qua thôn La Ỷ được nhân lên, trở thành phong trào nuôi cá lồng ở địa phương. Hiện tại khu vực này có hơn 10 hộ tham gia, nuôi hơn 35 lồng cá bằng nguồn thức ăn chính là thu gom đồ phế phẩm ở các chợ trên địa bàn TP Huế.

“Ngoài chiếc lồng, mỗi vụ chỉ bỏ vài trăm nghìn mua con giống. Quan trọng là chủ nuôi hàng ngày phải cất công đến các chợ thu gom đồ phế phẩm làm nguồn thức ăn cho cá. Đây là điều hấp dẫn đối với người chưa có công việc ổn định”, anh Trung nói.

Ông Phạm Quang Anh Khôi, Trưởng Phòng Quản lý nuôi trồng thủy sản - Chi cục Nuôi trồng thủy sản cho rằng, việc nuôi cá sử dụng thức ăn thực vật sẽ hạn chế được ô nhiễm hơn so với thức ăn đạm. Ngành chức năng rất khuyến khích người dân trong việc nuôi cá lồng nếu nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương, vì hiệu quả từ mô hình này cao hơn so với trồng lúa, cây hoa màu khác.

Tuy nhiên, người dân cần chọn nuôi các đối tượng như cá mè, trắm, rô phi để thích hợp sử dụng thức ăn xanh và thức ăn công nghiệp; tránh nuôi các đối tượng phải sử dụng thức ăn động vật, thịt phế phẩm dễ gây ô nhiễm nguồn nước.

Mô hình nuôi cá lồng theo cách tận dụng nguồn thức ăn xanh phế thải từ các chợ ở thôn La Ỷ, Phú Thượng là hướng đi có hiệu quả, giải quyết được lao động nhàn rỗi và những đối tượng chưa có việc làm ổn định.

Thế nhưng, theo ý kiến của ông Anh Khôi, việc nuôi cá lồng nước ngọt tại một số đoạn trên sông Hương không thể phát triển quy mô, ồ ạt, nhằm đảm bảo dòng chảy, tránh làm mất mỹ quan sông Hương. Để phát triển bền vững, chính quyền địa phương cũng cần có quy hoạch hợp lý tránh làm ảnh hưởng đến dòng sông và ô nhiễm nguồn nước.


Có thể bạn quan tâm

"Cao Thủ" Nuôi Heo Rừng

Sinh ra và lớn lên ở Phú Yên, năm 21 tuổi, anh Nguyễn Văn Minh (thường gọi là Đức, SN 1949) lên Đăk Lăk tìm cơ hội mới và lập nghiệp tại khối 5, phường Tân Hòa, TP. Buôn Ma Thuột. Lúc đầu với hai bàn tay trắng, giờ đây ông Minh đã trở thành một "cao thủ" nuôi heo rừng có tiếng, thu nhập lên tới trên 500 triệu đồng/năm.

20/03/2012
Cách Hạn Chế Lúa Đẻ Nhánh Vô Hiệu Cách Hạn Chế Lúa Đẻ Nhánh Vô Hiệu

Hạn chế đẻ nhánh vô hiệu bằng cách bón phân đạm sớm, bón tập trung: Phân urê thường được bón lót sâu với lượng 30-50% (tổng lượng bón cho lúa vụ xuân 6-12kg/sào Bắc bộ 360m2) cho lúa trước khi cấy và bón thúc sớm 60-40% lượng đạm sau cấy 15-20 ngày khi lúa bén rễ hồi xanh. Tuy nhiên với những loại đất cát pha, đất cát khả năng giữ phân kém chỉ nên bón lót 20-30%, bón thúc lần 1 khoảng 50-60% chia làm 2 lần cách nhau 4-5 ngày để tăng hiệu quả của phân bón. Nên bón đạm sớm kết hợp với phân kali (tỷ lệ 2đạm/1kali).

13/07/2012
Mô Hình Nuôi Kết Hợp Cá Bống Tượng Và Cá Sặc Rằn Mô Hình Nuôi Kết Hợp Cá Bống Tượng Và Cá Sặc Rằn

Khoảng tháng chạp, tháng giêng, nguồn cá giống bống tượng và cá sặc bổi từ khai thác tự nhiên khá nhiều, cũng là lúc những hộ dân có thâm niên nghề sản xuất cá giống bước vào vụ mới. Nhiều người nuôi hiện đã rất thành công trong việc nuôi cá bống tượng kết hợp với nuôi cá sặc bổi.

15/05/2012
Sả - Gia Vị Chống Nhiều Bệnh Sả - Gia Vị Chống Nhiều Bệnh

Sả là một trong những gia vị phổ biến nhất ở Việt Nam, Malaysia, Thái Lan. Cũng giống như gừng, nghệ, tỏi, sả không những được dùng để tăng thêm sự đậm đà và ngon miệng cho món ăn, nó còn được dùng như thuốc để điều trị. Dưới đây chúng ta cùng khám phá những tác dụng vô cùng độc đáo của loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn này.

23/02/2012
Sử Dụng Giống Lúa Ở ĐBSCL: Nhiều Bất Ổn Sử Dụng Giống Lúa Ở ĐBSCL: Nhiều Bất Ổn

Bất ổn trước hết là ở chỗ nhiều giống lúa có sự gia tăng đột biến về diện tích ở nhiều địa phương. Các giống IR50404, OM576 chiếm tỷ lệ rất cao tại nhiều tỉnh như: Đồng Tháp 43,6%, Trà Vinh: 40%, Tiền Giang: 31%, Vĩnh Long: 30 %, An Giang: 27%, Hậu Giang 20%. Giống lúa thơm Jasmine 85 cũng chiếm đến 40 % tại Cần Thơ, khoảng 20 % tại Tiền Giang...

14/07/2012