Nuôi cá lóc trong vèo tuy cực nhọc, song mỗi năm lãi 600 triệu đồng

Anh Võ Văn Chín, 49 tuổi, nhà ở ấp Phú Xuân, xã Phú Thành, huyện Trà ôn, tỉnh Vĩnh Long là một nông dân chuyên nuôi trồng thủy sản từ hơn mười năm nay.
Anh Võ Văn Chín thường xuyên chăm sóc các vèo cá
Ba năm trước anh đã đầu tư tất cả vốn liếng cho con cá tra nhưng do bờ bao bị sóng đánh gây sạt lỡ nên bước sang năm 2015 anh đã chuyển sang nuôi cá lóc trong vèo trên một diện tích 6.000m2 từ ao nuôi cá tra bỏ trống.
Kể từ khi chuyển sang nuôi cá lóc đến nay, năm nào anh cũng có lãi. Cá mà anh đang thả nuôi là cá lóc đầu nhím, giống mua từ An Giang. Mỗi đợt anh thả 50.000 con cá giống, loại 3kg/1000con, giá mỗi con 500 đồng. Sau 6 tháng nuôi cá có trọng lượng từ 800gr – 1 kg.
Thường cá lóc nuôi hầm, đa số người nuôi đều cho ăn bằng thức ăn cá tạp. Riêng anh, anh chọn thức ăn viên hiệu con cò nên môi trường nước tương đối sạch, không bị hôi thối. Hơn nũa, ao nuôi nhờ gần sông cái, nước ra vô thường xuyên nên chất lượng cá cũng ngon hơn. Ngoài ra, anh cũng hạn chế tối đa việc dùng thuốc kháng sinh nên thương lái mua với giá cao – Anh Chín nói.
Các vèo cá được phân bố đều trên mặt nước
Theo anh Chín, cá nuôi trong vèo (mùng lưới) tuy cực nhưng cá mau lớn, nhờ chúng giành ăn. Để cá phát triển nhanh và lớn đều, lúc đầu anh thả chung trong một mùng. Sau một thời gian cá lớn, diện tích chật anh sang ra thành 2 mùng. Cứ thế anh tiếp tục sang 2 mùng thành 4 mùng và 4 mùng thành 8 mùng cho đến khi cá nặng khoảng 800gr là bắt đầu kéo lên cân cho thương lái. Nhờ thả cá theo kích cỡ mà người nuôi tránh được tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” vì loại cá lóc rất háo ăn. Lúc đói con lớn có thể rượt đuổi con nhỏ.
Bình quân mỗi năm anh thả nuôi 5 đợt, mỗi đợt thu hoạch trên 20 tấn cá, giá bán dao động từ 35.000 – 45.000đ/kg, tùy theo mùa vụ. Nếu quy ra thành tiền, tổng thu nhập mỗi năm trên 4 tỷ. Sau khi trừ hết các chi phí gồm con giống, thức ăn, công lao động anh còn lời trên 600 triệu đồng.
Anh Chín phấn khởi cho biết người nuôi cá ở cù lao Phú Thành không sợ đầu ra vì mỗi khi cá tới lứa là có thương lái đến đặt hàng, bỏ cọc. Tuy nhiên, đôi lúc cá đồng nhiều, cá nuôi dội hàng, giá xuống thấp, người nuôi phải chịu thiệt thòi.
Hầu hết những gia đình ở xã cù lao đều sống bằng nghề ruộng rẫy và làm vườn, ít người nuôi cá. Riêng anh Chín biết tận dụng mặt nước để nuôi, đạt lợi nhuận cao như thế quả là một nông dân dám nghĩ dám làm.
Cá lóc 5 tháng tuổi, gần tới lứa thu hoạch
Có thể bạn quan tâm

Gạo Việt tăng mạnh khi cầu vượt cung song, Việt Nam có thể phải trả giá vì Thái Lan vẫn giữ giá, tấn công thị trường xuất khẩu truyền thống của VN.

Đáng chú ý là bệnh do nấm và vi khuẩn. Toàn tỉnh có trên 1.550 ha bị nhiễm bệnh cháy bìa lá, tỉ lệ phổ biến từ 10% đến 20% lá, trong đó có 178 ha bị nhiễm đến 40% lá. Bên cạnh đó, bệnh đạo ôn cổ bông cũng xuất hiện trên diện tích hơn 800 ha, đã có một số diện tích bị nhiễm đến 20% bông.

Chỉ trong tuần cuối tháng 7, giá lúa tại đồng bằng sông Cửu Long đã tăng 400-500 đồng/kg, vượt lên mức cao nhất trong một năm qua. Đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết sắp tới Philippines sẽ ký hợp đồng mua 500.000 tấn gạo Việt Nam.

Có mặt trên vùng duyên hải Nam Trung Bộ khô hạn từ hơn 100 năm trước, cây nho ở Ninh Thuận được ví như cây trồng “nữ hoàng”, giúp người dân miền gió cát thoát nghèo, thậm chí không ít người vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, thực tế nho Ninh Thuận hiện chưa phát triển ngang tầm với danh hiệu độc tôn của nó.

Để bảo vệ vườn chuối, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên đề nghị địa phương tổ chức tập huấn cho người trồng chuối về kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh hại chuối, đồng thời tiến hành áp dụng mô hình trồng chuối cao sản để nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.