Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Lăng Vàng Mô Hình Mới Hứa Hẹn Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Nuôi Cá Lăng Vàng Mô Hình Mới Hứa Hẹn Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 13/03/2014

Sau một thời gian triển khai, mô hình nuôi cá lăng vàng không chỉ là hướng đi mới, mà còn hứa hẹn sẽ thúc đẩy phát triển phong trào nuôi trồng thuỷ sản và cải thiện đời sống thu nhập cho bà con nông dân huyện Đông Triều (Quảng Ninh).

Đầu tháng 12-2013, được sự hỗ trợ của UBND huyện Đông Triều và xã Bình Khê, gia đình ông Nguyễn Văn Mậm ở thôn Bắc Sơn, xã Bình Khê đã chuyển đổi 1.000m2 diện tích ao nuôi cá trắm, cá chép và cá mè sang nuôi thả cá lăng vàng. Mặc dù chưa được thu hoạch nhưng sau một thời gian nuôi thử nghiệm, gia đình ông Mậm rất phấn khởi và kỳ vọng mô hình sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Mậm hồ hởi nói: “Ban đầu, gia đình tôi cũng rất lo ngại bởi mô hình nuôi thả cá lăng vàng còn rất mới mẻ. Nhưng sau khi được Phòng NN&PTNT huyện và UBND xã Bình Khê tạo điều kiện tổ chức cho đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở Hải Dương, hỗ trợ về kỹ thuật và vốn, gia đình tôi đã mạnh dạn nuôi thử 1.000 con.

Đến nay, mặc dù chưa được thu hoạch, nhưng tôi thấy cá lăng vàng phát triển tốt, ít dịch bệnh, tỷ lệ sống cao và rất phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Trong khi đó, cá lăng vàng lại đòi hỏi rất ít công chăm sóc”.

Mô hình cá lăng vàng được triển khai nuôi thí điểm trên địa bàn huyện Đông Triều từ đầu tháng 12-2013 với 9 hộ dân xã Bình Khê tham gia trên diện tích 10.000m2 ao. Đây là một trong những mô hình hoàn toàn mới mẻ, nằm trong chương trình hỗ trợ vốn phát triển sản xuất và phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Đông Triều.

Khi tham gia mô hình, người dân được hỗ trợ 70% giống, 25% cám thức ăn và được tư vấn miễn phí về khoa học kỹ thuật. Sau 12 tháng, cá sẽ bắt đầu cho thu hoạch với trọng lượng đạt khoảng 2kg.

Theo một cán bộ kỹ thuật của Phòng NN&PTNT huyện Đông Triều cho biết: “Để nuôi cá lăng vàng đạt hiệu quả kinh tế cao, bà con nông dân có thể áp dụng cả 2 hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh. Đồng thời cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật gồm: Ao nuôi sạch sẽ, thoáng mát và có độ sâu mặt nước từ 1 đến 2m. Ao không nhiều bùn và chủ động được nguồn nước ra, vào. Con giống phải khoẻ mạnh và không sây sát. Mật độ thả cứ 1 con/m2 diện tích ao”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Văn Diềm, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đông Triều cho biết thêm: “Từ khi đưa mô hình cá lăng vàng vào nuôi thí điểm, bà con nông dân trong huyện đều tham gia rất nhiệt tình. Mặc dù, mô hình chưa được thu hoạch, nhưng sau 3 tháng triển khai làm thử nghiệm, cá lăng vàng phát triển rất tốt. Dự kiến cuối năm nay, cá sẽ bắt đầu cho thu hoạch.

Vì cá lăng vàng là một trong những giống cá có chất lượng thịt thơm ngon, bổ dưỡng và được người tiêu dùng ưa chuộng, nên giá trị kinh tế mang lại cao. Theo ước tính ban đầu, 1ha ao thả sẽ cho thu lãi khoảng 700 đến 800 triệu đồng và cao gấp 3 lần so với các loại cá đơn thuần khác. Vì vậy, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục nhân rộng thêm mô hình này”.

Với những kết quả ban đầu cho thấy, mô hình nuôi cá lăng vàng không chỉ tạo bước chuyển biến mới cho phong trào nuôi trồng thuỷ sản và cải thiện đời sống thu nhập cho bà con nông dân trong huyện, mô hình còn góp phần hiệu quả vào việc bảo tồn loài cá quý hiếm trước tình trạng khai thác như hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Triển Khai Gói Lãi Suất Cho Vay Ưu Đãi Hỗ Trợ Thu Mua, Chế Biến Cà Phê Ở Hướng Hóa Triển Khai Gói Lãi Suất Cho Vay Ưu Đãi Hỗ Trợ Thu Mua, Chế Biến Cà Phê Ở Hướng Hóa

Năm nay, không chỉ nông dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) phấn khởi vì giá cà phê tăng hơn năm trước mà các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến cà phê nơi đây cũng rất vui khi được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo- PTNT) huyện tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn với lãi suất thấp.

15/11/2014
Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Vật Nuôi Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Vật Nuôi

Những tháng cuối năm, nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của các loại gia súc, gia cầm yếu; đây cũng là thời điểm hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra sôi động nên dịch bệnh rất dễ xảy ra. Vì vậy, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các hộ chăn nuôi trên địa bàn T.P Thái Nguyên cũng đang tích cực thực hiện các biện pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh và đói rét cho đàn vật nuôi.

15/11/2014
Mô Hình Phát Triển Lâm Nghiệp Bền Vững Tại Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Lang Chánh Mô Hình Phát Triển Lâm Nghiệp Bền Vững Tại Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Lang Chánh

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới các nông lâm trường, từ năm 2006, Lâm trường Lang Chánh được chuyển thành Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Lang Chánh (gọi tắt là BQL) với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất, kinh doanh trên diện tích 8.850,08 ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó có 3.936,838 ha rừng sản xuất, còn lại là rừng phòng hộ).

15/11/2014
Hiệu Quả Từ Xã Hội Hóa Nghề Rừng Hiệu Quả Từ Xã Hội Hóa Nghề Rừng

Tỉnh ta xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ lực ở 11 huyện miền núi. Từ Nghị định 02 về giao đất, giao rừng đến các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng sản xuất 661, 147, rừng gỗ lớn... đã cho thấy bước chuyển mạnh mẽ của nghề rừng ở xứ Thanh.

15/11/2014
Huyện Thường Xuân Cải Tạo Hơn 60 Ha Vườn Tạp Huyện Thường Xuân Cải Tạo Hơn 60 Ha Vườn Tạp

Đặc biệt, mô hình cải tạo vườn tạp trồng cam, chanh và cây mắc ca, quy mô 4,2 ha tại 2 thôn Hang Cáu và Quạn (xã Vạn Xuân), với 65 hộ dân tham gia đã hoàn thành. Có 933 hộ dân ở các xã tham gia chương trình cải tạo vườn tạp. Khi tham gia, các hộ dân đã được cán bộ khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng tại vườn nhà.

15/11/2014