Nuôi Cá Lăng Vàng Mô Hình Mới Hứa Hẹn Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Sau một thời gian triển khai, mô hình nuôi cá lăng vàng không chỉ là hướng đi mới, mà còn hứa hẹn sẽ thúc đẩy phát triển phong trào nuôi trồng thuỷ sản và cải thiện đời sống thu nhập cho bà con nông dân huyện Đông Triều (Quảng Ninh).
Đầu tháng 12-2013, được sự hỗ trợ của UBND huyện Đông Triều và xã Bình Khê, gia đình ông Nguyễn Văn Mậm ở thôn Bắc Sơn, xã Bình Khê đã chuyển đổi 1.000m2 diện tích ao nuôi cá trắm, cá chép và cá mè sang nuôi thả cá lăng vàng. Mặc dù chưa được thu hoạch nhưng sau một thời gian nuôi thử nghiệm, gia đình ông Mậm rất phấn khởi và kỳ vọng mô hình sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Mậm hồ hởi nói: “Ban đầu, gia đình tôi cũng rất lo ngại bởi mô hình nuôi thả cá lăng vàng còn rất mới mẻ. Nhưng sau khi được Phòng NN&PTNT huyện và UBND xã Bình Khê tạo điều kiện tổ chức cho đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở Hải Dương, hỗ trợ về kỹ thuật và vốn, gia đình tôi đã mạnh dạn nuôi thử 1.000 con.
Đến nay, mặc dù chưa được thu hoạch, nhưng tôi thấy cá lăng vàng phát triển tốt, ít dịch bệnh, tỷ lệ sống cao và rất phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Trong khi đó, cá lăng vàng lại đòi hỏi rất ít công chăm sóc”.
Mô hình cá lăng vàng được triển khai nuôi thí điểm trên địa bàn huyện Đông Triều từ đầu tháng 12-2013 với 9 hộ dân xã Bình Khê tham gia trên diện tích 10.000m2 ao. Đây là một trong những mô hình hoàn toàn mới mẻ, nằm trong chương trình hỗ trợ vốn phát triển sản xuất và phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Đông Triều.
Khi tham gia mô hình, người dân được hỗ trợ 70% giống, 25% cám thức ăn và được tư vấn miễn phí về khoa học kỹ thuật. Sau 12 tháng, cá sẽ bắt đầu cho thu hoạch với trọng lượng đạt khoảng 2kg.
Theo một cán bộ kỹ thuật của Phòng NN&PTNT huyện Đông Triều cho biết: “Để nuôi cá lăng vàng đạt hiệu quả kinh tế cao, bà con nông dân có thể áp dụng cả 2 hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh. Đồng thời cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật gồm: Ao nuôi sạch sẽ, thoáng mát và có độ sâu mặt nước từ 1 đến 2m. Ao không nhiều bùn và chủ động được nguồn nước ra, vào. Con giống phải khoẻ mạnh và không sây sát. Mật độ thả cứ 1 con/m2 diện tích ao”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Văn Diềm, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đông Triều cho biết thêm: “Từ khi đưa mô hình cá lăng vàng vào nuôi thí điểm, bà con nông dân trong huyện đều tham gia rất nhiệt tình. Mặc dù, mô hình chưa được thu hoạch, nhưng sau 3 tháng triển khai làm thử nghiệm, cá lăng vàng phát triển rất tốt. Dự kiến cuối năm nay, cá sẽ bắt đầu cho thu hoạch.
Vì cá lăng vàng là một trong những giống cá có chất lượng thịt thơm ngon, bổ dưỡng và được người tiêu dùng ưa chuộng, nên giá trị kinh tế mang lại cao. Theo ước tính ban đầu, 1ha ao thả sẽ cho thu lãi khoảng 700 đến 800 triệu đồng và cao gấp 3 lần so với các loại cá đơn thuần khác. Vì vậy, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục nhân rộng thêm mô hình này”.
Với những kết quả ban đầu cho thấy, mô hình nuôi cá lăng vàng không chỉ tạo bước chuyển biến mới cho phong trào nuôi trồng thuỷ sản và cải thiện đời sống thu nhập cho bà con nông dân trong huyện, mô hình còn góp phần hiệu quả vào việc bảo tồn loài cá quý hiếm trước tình trạng khai thác như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, thương lái vào tận bè thu mua từ 40.000 - 42.000đ/kg, cao gấp đôi so với cá tra. Với mức giá cá hú thương phẩm hiện tại được xem là cao nhất trong 10 năm qua, do thị trường nội địa khan hiếm mặt hàng này. Ngoài tiêu thụ ở các chợ truyền thống các tỉnh ĐBSCL, thương lái còn đưa đi các tỉnh, thành như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước và Buôn Ma Thuật tiêu thụ. Bình quân mỗi ngày có ít nhất 50 tấn cá xuất đi.

Vào những ngày đầu tháng 10 vừa qua, khi toàn ngành nông nghiệp, các địa phương và bà con nông dân trong tỉnh đang dồn sức cho sản xuất vụ đông, chúng tôi có dịp đi cùng đoàn công tác của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền đến kiểm tra tình hình và động viên bà con nông dân sản xuất vụ đông 2014-2015 tại một số địa phương.

Theo đó, tuyến đường xã An Hải sẽ được nâng cấp với chiều dài hơn 2km nối với đường bê tông hiện có từ xã An Phú đi gành Đá Đĩa đến vùng nuôi 40ha sò huyết và nâng cấp tuyến đường xã An Cư với chiều dài hơn 1,9km nối với đường bê tông nông thôn xã An Cư đến khu vực nuôi trồng thủy sản và nuôi hàu kết hợp rau câu, với diện tích hơn 30ha.

Ngày 5-11, Tòa án nhân dân tỉnh tuyên phạt La Văn Hạp (chín Chẩu, 44 tuổi, ngụ ấp Hòa An, xã Hòa Lạc, Phú Tân) 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Lê Văn Bòn (44 tuổi, ngụ ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Phú, Châu Phú) 7 tháng 24 ngày tù (bằng thời gian bị tạm giam) cùng tội danh “Bắt, giữ người trái pháp luật”.

Đó là ông Phạm Văn Hải, ở thôn Trung Hậu, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định nông dân sản xuất giỏi cấp huyện. Với chuồng trại quy mô, hiện đại theo kỹ thuật mới, đầy đủ hệ thống mái che, quạt gió, thoát nước, cho ăn tự động... hiện ông đang nuôi 22 heo nái sinh sản, hơn 70 heo con và hơn 100 heo thịt.