Nuôi Cá Heo Nước Ngọt Ở An Giang

Nước lũ đang rút, anh Bùi Chí Linh ở ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hội Đông (An Phú, An Giang) lại mua giống cá “heo” nước ngọt. Gọi là cá “heo” vì khi bắt lên, cá kêu “éc éc” như tiếng heo (lợn) kêu.
Anh chọn chủ yếu cá cái để nuôi vì có mỡ ngon. Cá giống cỡ 220- 250 con/kg, giá 65.000 đồng/kg. Mua về, mất vài tuần dưỡng trong vèo rồi mới thả bè ngoài sông, nuôi chục tháng khi đạt 30 con/kg là bán được. Giá cá thịt trung bình 300.000 đồng/kg, có lúc gần 450.000 đồng/kg.
Cá có màu sắc đẹp, mình xanh bóng, đuôi và vây đỏ cam; thịt thơm ngon, béo ngậy. Chế biến món ăn đang thịnh hành là nướng muối ớt hay kho tiêu, ăn với cơm cháy thì rất hấp dẫn. Trước đây, cá “heo” cũng như cá linh, cá chốt là sản vật bình thường, gần đây trở thành đặc sản có tiếng của ĐBSCL do nuôi được nhiều, bán khắp nơi đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cao. Vì cá có màu sắc đẹp, nhiều người còn nuôi làm cảnh.
Anh Linh là một trong những người nuôi cá “heo” nước ngọt đầu tiên ở An Giang, từ năm 2010, thành công với tiền lãi một năm trên dưới một tỷ đồng. Anh nói, nuôi không khó nhưng phải hiểu biết đặc tính con cá, nhất là cần nơi nước sông trong lành chảy mạnh.
Mới đây, TS Dương Nhật Long cùng các đồng nghiệp ở Trường ĐH Cần Thơ đã cho sinh sản nhân tạo thành công cá “heo” nước ngọt.
Nguồn bài viết: http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/nuoi-ca-heo-nuoc-ngot-o-an-giang-783590.tpo
Có thể bạn quan tâm
Từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 8 năm 2015, tại thị trấn Phước Bửu – Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức lớp tập huấn “Bồi dưỡng kỹ năng khuyến nông và kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP” cho 30 học viên là cộng tác viên khuyến nông, chủ trang trại và bà con nuôi tôm trong tỉnh.

Làm thế nào để người dân nâng cao hiệu quả và năng suất, thúc đẩy phát triển ngành nuôi trồng thủy sản (ntts) tỉnh - đó là trăn trở của các cán bộ chuyên trách địa phương và của các chuyên gia lâu năm trong ngành ntts.

Vốn đầu tư thấp, tôm nuôi ít phát sinh dịch bệnh, phá thế độc canh cây lúa, tăng thu nhập trên cùng một diện tích canh tác… là những lợi ích mang lại từ mô hình lúa - tôm kết hợp. Việc nhân rộng mô hình này đã giúp nông dân trong vùng chuyển đổi ổn định cuộc sống.
Trận mưa lụt lịch sử diễn ra trong nhiều ngày qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng tới ngành nuôi trồng thuỷ sản của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh). Theo thống kê sơ bộ của UBND huyện, đến thời điểm này, huyện Vân Đồn bị thiệt hại 871 lồng bè nuôi hầu, 384 ô lồng cá, 110 hộ nuôi ốc, hơn 60ha nuôi cá nước ngọt... tổng diện tích khoảng 300ha, chiếm 30% diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện.

Việc thịt gà nhập ngoại tràn ngập thị trường đã gióng lên hồi chuông báo động với ngành chăn nuôi Việt Nam. Nếu không có biện pháp ứng phó kịp thời, chăn nuôi gia cầm trong nước sẽ không có “cửa” phát triển.