Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Chình Trong Bè

Nuôi Cá Chình Trong Bè
Ngày đăng: 06/12/2011

Ông Phan Văn Lâm (Sáu Lâm), ngụ tại ấp Phú Điền, xã Phú Thành A là người tiên phong trong huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp áp dụng thành công mô hình nuôi cá chình trong bè cho thu nhập cao.

Cách nuôi đơn giản

Với một cái bè 16m2 được thiết kế rất đơn giản (chiều dài 4m, chiều ngang 2m và chiều cao 2m) đặt xuống lòng kênh Đồng Tiến phía trước nhà, vào cuối năm 2009, ông Lâm thả tổng cộng 50kg cá chình giống vào bè nuôi. Trước khi thả cá giống, ông vệ sinh bè sạch sẽ bằng vôi bột rồi ngâm dưới mặt nước nhiều ngày. Tiếp đó, ông thả cá chình giống và cho chúng ăn các loại cá, tép... được đánh bắt ngoài tự nhiên, hoặc mua cá biển đem về xay nhuyễn trộn với bột gòn.

Ông Nguyễn Văn Mãi - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thành A cho biết: “Đây là mô hình dễ áp dụng, nhàn hạ, lợi nhuận cao. Bà con nông dân có khả năng nên học hỏi kinh nghiệm nuôi từ chỗ ông Sáu Lâm, áp dụng sẽ phát triển kinh tế gia đình bền vững”

Lúc đầu cá chình còn nhỏ, cách một ngày ông cho cá ăn một lần từ 1,5 - 2kg thức ăn. Ông Sáu Lâm cho biết: “Khó nhất là buổi ban đầu. Vì mình mới bắt giống về nó bị xây xát, cá hao hụt khoảng 2 tháng hoặc 3 tháng… Vốn đầu tư ban đầu nói chung có cao. Cá 3 con/kg là 330.000 đồng/kg; còn loại 40 - 50 con/kg tôi đổ từ 1,4 - 1,5 triệu đồng/kg. Cá giống dễ mua. Đầu ra thấy rất ổn định. Về  nguồn thức ăn, mùa cá đồng mình mua cá đồng cho ăn. Hết cá đồng mình mua cá biển. Nên chọn mua cá nục để tăng độ đạm”.

Nuôi được hơn ba tháng, cá chình lớn, ông Sáu Lâm tăng dần lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của cá. Lúc này, thức ăn cho cá chình là các loại cá tạp, cá biển… được cắt thành từng khúc để trên vỉ tre thả xuống đáy bè để cá chình ăn. Bên cạnh đó, ông còn trộn vitamin tổng hợp vào thức ăn để bồi dưỡng và làm tăng sức đề kháng cho đàn cá chình. Ông thường xuyên theo dõi, chăm sóc đàn cá nuôi thật chu đáo và phòng ngừa dịch bệnh kịp thời theo đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn của cán bộ Thủy sản huyện. Kết quả, trung bình cứ đầu tư khoảng 10kg thức ăn sẽ cho ra 1kg cá chình thương phẩm.

Lãi khá

Nhờ thường xuyên theo dõi sự tăng trưởng của đàn cá và phòng ngừa dịch bệnh kịp thời nên đến đầu tháng 11/2011, sau 28 tháng nuôi, ông Lâm cho cất bè và thu hoạch được tổng sản lượng trên 425 kg cá chình thương phẩm, bán giá bình quân 400.000 đồng/kg, thu được 182 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc, còn thực lãi hơn 100 triệu đồng. Ông Lâm hiện đang tiếp tục nuôi hơn 56 kg cá chình giống trong cái bè cũ cạnh nhà, đàn cá đã được hơn 2 tháng đang phát triển tốt


Có thể bạn quan tâm

Vĩnh Long Có Tổng Đàn Gia Súc, Gia Cầm Đều Tăng Vĩnh Long Có Tổng Đàn Gia Súc, Gia Cầm Đều Tăng

Theo số liệu điều tra, đến nay đàn heo trong tỉnh Vĩnh Long (không kể heo con còn theo mẹ) có 348.625 con, tăng 26,4% (hay 72.796 con) so với cùng kỳ năm ngoái; đàn gia cầm (không kể vịt chạy đồng vụ Đông Xuân) có 7.094.060 con (tăng 35,2% hay 1.845.260 con so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó: đàn gà 3.051.260 con (tăng 43,1%), đàn vịt 1.930.710 con (tăng 26,5%).

09/10/2014
Trung Tâm Phát Triển Cây Trồng Hà Nội Khảo Nghiệm, Chọn Tạo Những Giống Lúa Chất Lượng Trung Tâm Phát Triển Cây Trồng Hà Nội Khảo Nghiệm, Chọn Tạo Những Giống Lúa Chất Lượng

Trong vụ xuân và vụ mùa 2014, Trung tâm đã tiến hành khảo nghiệm nhiều giống lúa; riêng vụ mùa đã khảo nghiệm so sánh 22 giống lúa tại Trạm thực nghiệm giống cây trồng của trung tâm; khảo nghiệm sản xuất 7 giống lúa có triển vọng và sản xuất thử nghiệm 2 giống lúa mới có tiềm năng về năng suất, chất lượng tại Trạm thực nghiệm và 3 HTX đại diện cho các vùng sinh thái của thành phố.

09/10/2014
Nông Dân Thi Đua Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Thái Nông Dân Thi Đua Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Thái

Vụ hè thu 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang phát động thi đua ứng dụng công nghệ sinh thái (CNST) trên toàn tỉnh thu hút 81 nông dân đăng ký tham gia ứng dụng trên tổng diện tích hơn 1.200 héc-ta. TS. Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đánh giá: “Chương trình rất có ích cho nông dân và nông thôn.

09/10/2014
Tăng Thu Nhập Từ Nấm Bào Ngư Tăng Thu Nhập Từ Nấm Bào Ngư

Nhằm đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong điều kiện giá mủ cao su đang xuống thấp như hiện nay, gia đình anh Lương Xuân Hùng ở ấp Nước Vàng, xã An Bình, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã thực hiện thành công mô hình trồng nấm bào ngư. Hiện nay gia đình anh có 3 nhà nấm, mỗi vụ trồng được khoảng 9.000 bịch phôi giống. Với giá bán cho thương lái trung bình 12.000 đồng/kg, gia đình thu lời khoảng 30 triệu đồng/vụ.

09/10/2014
Diện Tích Trồng Vú Sữa Tím Đại Tâm Đang Dần Bị Thu Hẹp Diện Tích Trồng Vú Sữa Tím Đại Tâm Đang Dần Bị Thu Hẹp

Còn vú sữa được trồng nhiều ở Kế Sách và Mỹ Xuyên. Theo nhiều lão nông, vú sữa tím được trồng đầu tiên là ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, nhưng các vườn vú sữa này đang dần suy kiệt và bà con ở đây không còn mặn mà với loại cây trồng này nữa.

09/10/2014