Nuôi Cá Chình Trong Bè

Ông Phan Văn Lâm (Sáu Lâm), ngụ tại ấp Phú Điền, xã Phú Thành A là người tiên phong trong huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp áp dụng thành công mô hình nuôi cá chình trong bè cho thu nhập cao.
Cách nuôi đơn giản
Với một cái bè 16m2 được thiết kế rất đơn giản (chiều dài 4m, chiều ngang 2m và chiều cao 2m) đặt xuống lòng kênh Đồng Tiến phía trước nhà, vào cuối năm 2009, ông Lâm thả tổng cộng 50kg cá chình giống vào bè nuôi. Trước khi thả cá giống, ông vệ sinh bè sạch sẽ bằng vôi bột rồi ngâm dưới mặt nước nhiều ngày. Tiếp đó, ông thả cá chình giống và cho chúng ăn các loại cá, tép... được đánh bắt ngoài tự nhiên, hoặc mua cá biển đem về xay nhuyễn trộn với bột gòn.
Ông Nguyễn Văn Mãi - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thành A cho biết: “Đây là mô hình dễ áp dụng, nhàn hạ, lợi nhuận cao. Bà con nông dân có khả năng nên học hỏi kinh nghiệm nuôi từ chỗ ông Sáu Lâm, áp dụng sẽ phát triển kinh tế gia đình bền vững” |
Lúc đầu cá chình còn nhỏ, cách một ngày ông cho cá ăn một lần từ 1,5 - 2kg thức ăn. Ông Sáu Lâm cho biết: “Khó nhất là buổi ban đầu. Vì mình mới bắt giống về nó bị xây xát, cá hao hụt khoảng 2 tháng hoặc 3 tháng… Vốn đầu tư ban đầu nói chung có cao. Cá 3 con/kg là 330.000 đồng/kg; còn loại 40 - 50 con/kg tôi đổ từ 1,4 - 1,5 triệu đồng/kg. Cá giống dễ mua. Đầu ra thấy rất ổn định. Về nguồn thức ăn, mùa cá đồng mình mua cá đồng cho ăn. Hết cá đồng mình mua cá biển. Nên chọn mua cá nục để tăng độ đạm”.
Nuôi được hơn ba tháng, cá chình lớn, ông Sáu Lâm tăng dần lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của cá. Lúc này, thức ăn cho cá chình là các loại cá tạp, cá biển… được cắt thành từng khúc để trên vỉ tre thả xuống đáy bè để cá chình ăn. Bên cạnh đó, ông còn trộn vitamin tổng hợp vào thức ăn để bồi dưỡng và làm tăng sức đề kháng cho đàn cá chình. Ông thường xuyên theo dõi, chăm sóc đàn cá nuôi thật chu đáo và phòng ngừa dịch bệnh kịp thời theo đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn của cán bộ Thủy sản huyện. Kết quả, trung bình cứ đầu tư khoảng 10kg thức ăn sẽ cho ra 1kg cá chình thương phẩm.
Lãi khá
Nhờ thường xuyên theo dõi sự tăng trưởng của đàn cá và phòng ngừa dịch bệnh kịp thời nên đến đầu tháng 11/2011, sau 28 tháng nuôi, ông Lâm cho cất bè và thu hoạch được tổng sản lượng trên 425 kg cá chình thương phẩm, bán giá bình quân 400.000 đồng/kg, thu được 182 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc, còn thực lãi hơn 100 triệu đồng. Ông Lâm hiện đang tiếp tục nuôi hơn 56 kg cá chình giống trong cái bè cũ cạnh nhà, đàn cá đã được hơn 2 tháng đang phát triển tốt
Có thể bạn quan tâm

Trong thời gian qua, hiệu quả kinh tế mà cây dược liệu mang lại cho người dân trên địa bàn các huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, như Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, mở ra hướng giúp người dân vùng cao phát triển kinh tế và làm giàu. Phát triển cây dược liệu đang là lợi thế ở vùng cao trên địa bàn tỉnh.

Tại Tiền Giang, thời điểm hiện tại, thương lái đến tận vườn thu mua thanh long ruột trắng với giá 20.000 đồng/kg, tăng 8.000 đồng/kg so với tháng trước; thanh long ruột đỏ có giá khoảng 70.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với tháng trước.

Nhiều năm qua, với tình trạng nuôi cá ồ ạt tự phát, dẫn đến hậu quả cung vượt cầu, người nuôi cá bị thương lái ép giá, khiến số phận con cá bống tượng đặc sản vẫn bấp bênh. Việc cần làm là chính quyền phải giúp các hộ nuôi nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán, nhưng năm nay hầu như không có gia đình nào ở vùng trồng quýt Quang Thuận, tỉnh Bắc Kạn tiến hành bảo quản quýt để dành cho vụ Tết. Nguyên nhân là do quýt bị mất mùa.

Toàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang) hiện có gần 300ha diện tích trồng quýt, trong đó xã Long Trị trên 200ha. Hiện tại, các thương lái mua tại vườn quýtloại 1 với giá 35.000 đồng/kg và quýt loại 2 giá 30.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm 2012 khoảng 5.000 đồng/kg. Theo các nhà vườn thì không chỉ thời điểm này quýt mới có giá cao mà trong suốt năm 2013, giá quýt lúc nào cũng ổn định từ 25.000-35.000 đồng/kg.