Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Chình Trong Bè

Nuôi Cá Chình Trong Bè
Ngày đăng: 06/12/2011

Ông Phan Văn Lâm (Sáu Lâm), ngụ tại ấp Phú Điền, xã Phú Thành A là người tiên phong trong huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp áp dụng thành công mô hình nuôi cá chình trong bè cho thu nhập cao.

Cách nuôi đơn giản

Với một cái bè 16m2 được thiết kế rất đơn giản (chiều dài 4m, chiều ngang 2m và chiều cao 2m) đặt xuống lòng kênh Đồng Tiến phía trước nhà, vào cuối năm 2009, ông Lâm thả tổng cộng 50kg cá chình giống vào bè nuôi. Trước khi thả cá giống, ông vệ sinh bè sạch sẽ bằng vôi bột rồi ngâm dưới mặt nước nhiều ngày. Tiếp đó, ông thả cá chình giống và cho chúng ăn các loại cá, tép... được đánh bắt ngoài tự nhiên, hoặc mua cá biển đem về xay nhuyễn trộn với bột gòn.

Ông Nguyễn Văn Mãi - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thành A cho biết: “Đây là mô hình dễ áp dụng, nhàn hạ, lợi nhuận cao. Bà con nông dân có khả năng nên học hỏi kinh nghiệm nuôi từ chỗ ông Sáu Lâm, áp dụng sẽ phát triển kinh tế gia đình bền vững”

Lúc đầu cá chình còn nhỏ, cách một ngày ông cho cá ăn một lần từ 1,5 - 2kg thức ăn. Ông Sáu Lâm cho biết: “Khó nhất là buổi ban đầu. Vì mình mới bắt giống về nó bị xây xát, cá hao hụt khoảng 2 tháng hoặc 3 tháng… Vốn đầu tư ban đầu nói chung có cao. Cá 3 con/kg là 330.000 đồng/kg; còn loại 40 - 50 con/kg tôi đổ từ 1,4 - 1,5 triệu đồng/kg. Cá giống dễ mua. Đầu ra thấy rất ổn định. Về  nguồn thức ăn, mùa cá đồng mình mua cá đồng cho ăn. Hết cá đồng mình mua cá biển. Nên chọn mua cá nục để tăng độ đạm”.

Nuôi được hơn ba tháng, cá chình lớn, ông Sáu Lâm tăng dần lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của cá. Lúc này, thức ăn cho cá chình là các loại cá tạp, cá biển… được cắt thành từng khúc để trên vỉ tre thả xuống đáy bè để cá chình ăn. Bên cạnh đó, ông còn trộn vitamin tổng hợp vào thức ăn để bồi dưỡng và làm tăng sức đề kháng cho đàn cá chình. Ông thường xuyên theo dõi, chăm sóc đàn cá nuôi thật chu đáo và phòng ngừa dịch bệnh kịp thời theo đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn của cán bộ Thủy sản huyện. Kết quả, trung bình cứ đầu tư khoảng 10kg thức ăn sẽ cho ra 1kg cá chình thương phẩm.

Lãi khá

Nhờ thường xuyên theo dõi sự tăng trưởng của đàn cá và phòng ngừa dịch bệnh kịp thời nên đến đầu tháng 11/2011, sau 28 tháng nuôi, ông Lâm cho cất bè và thu hoạch được tổng sản lượng trên 425 kg cá chình thương phẩm, bán giá bình quân 400.000 đồng/kg, thu được 182 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc, còn thực lãi hơn 100 triệu đồng. Ông Lâm hiện đang tiếp tục nuôi hơn 56 kg cá chình giống trong cái bè cũ cạnh nhà, đàn cá đã được hơn 2 tháng đang phát triển tốt


Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tằm Ăn Lá Sắn Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tằm Ăn Lá Sắn

Xã Đạ Lây (huyện Đạ Tẻh - Lâm Đồng) là địa phương trồng sắn (khoai mì) khá phổ biến. Tại đây, bà con nông dân đã tận dụng nguồn lá sắn để phát triển mô hình nuôi tằm. Mô hình này mở ra triển vọng mới, giúp nông dân tăng thêm thu nhập.

27/11/2013
Cùng Lúc Dịch Cúm Gia Cầm Và Heo Tai Xanh Tái Bùng Phát Cùng Lúc Dịch Cúm Gia Cầm Và Heo Tai Xanh Tái Bùng Phát

Theo thông tin từ Trạm Thú y huyện Phú Tân (Cà Mau), đàn gia cầm 63 con của hộ bà Nguyễn Thị Phượng, ấp Quảng Phú, xã Tân Hưng Tây bệnh chết ngày 14/11 vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với vi-rút cúm gia cầm H5N1.

27/11/2013
Afiex Sẽ Triển Khai “Cánh Đồng Lớn” Tại Xã Vĩnh An (An Giang) Afiex Sẽ Triển Khai “Cánh Đồng Lớn” Tại Xã Vĩnh An (An Giang)

Tại xã Vĩnh An (Châu Thành - An Giang), Công ty Afiex, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng lãnh đạo địa phương họp nông dân khu vực ấp Vĩnh Quới, tìm sự đồng thuận trong triển khai “Cánh đồng lớn” cho các niên vụ sản xuất sắp tới.

27/11/2013
Mô Hình Sản Xuất Chè Bảo Đảm Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Mô Hình Sản Xuất Chè Bảo Đảm Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Trên địa bàn Nghệ An việc sản xuất, chế biến chè công nghiệp đã có từ lâu. Nhưng để sản phẩm chè bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt hiệu quả cao thì việc xây dựng thực hiện mô hình sản xuất chè theo hướng VietGap như Dự án cạnh tranh nông nghiệp hỗ trợ tại 2 huyện Thanh Chương và Anh Sơn cần được quan tâm nhân rộng…

27/11/2013
Nhiều Nông Dân Nghèo Bị Lừa Do Cả Tin Trong Mua Bán Nông Sản Nhiều Nông Dân Nghèo Bị Lừa Do Cả Tin Trong Mua Bán Nông Sản

Thời gian qua, việc thương lái lợi dụng lòng tin của người dân để lừa gạt xảy ra khá phổ biến tại đồng bằng sông Cửu Long với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi vụ. Mới đây, đường dây nóng VTV Cần Thơ nhận được phản ánh của nhiều nông dân xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh về việc thương lái thu mua đậu phộng của hàng chục hộ dân không trả tiền. Đây lại là những nông dân nghèo, chất phác.

27/11/2013