Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Chẽm Trong Ao Tôm

Nuôi Cá Chẽm Trong Ao Tôm
Ngày đăng: 17/08/2013

Để tìm hướng đi mới thay thế nghề nuôi tôm nước lợ nhiều rủi ro, đầu năm nay anh Trần Văn Nhựt (thôn Thanh Tân, xã Tam Thanh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cá chẽm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đầu tháng 3.2013, anh Nhựt mua 1.500 con cá chẽm giống với giá 6 nghìn đồng/con về thả nuôi trong hồ tôm có diện tích 1.200m2. Đây là đối tượng nuôi mới, cần kỹ thuật và sự chịu khó của người nuôi.

Vì vậy, anh Nhựt luôn thức khuya dậy sớm lội hì hục trong nước để nhủi tép làm thức ăn cho cá. Dụng cụ để tạo oxy trong nước anh luôn đặt tại hồ, nếu thời tiết thay đổi là đưa vào vận hành ngay; nếu nắng nóng kéo dài thì làm mái che bằng lá dừa để có bóng mát cho cá trú ẩn, tránh trường hợp cá nổi đầu lên mặt nước.

Với cách làm này, chỉ hơn 2 tháng sau, cá đạt trọng lượng bình quân 300g/con, phát triển đồng đều, tỷ lệ hao hụt ít. Sau 5 tháng nuôi, đến nay cá có trọng lượng bình quân 800g/con, trong hồ hiện có khoảng 7,5 tạ cá thương phẩm. Với giá bán thời điểm hiện nay 80 nghìn đồng/kg, anh có thể thu được gần 60 triệu đồng; sau khi trừ chi phí, lãi ròng trên 30 triệu đồng.

Cá chẽm còn có tên là cá sặt hay cá vượt, thuộc loại cá dữ, ít dịch bệnh, thích nghi với môi trường khí hậu miền Trung và là một trong những loại cá tạp ăn. Thức ăn chính của cá chẽm là các loại cá tươi, nhỏ được khai thác ở sông hoặc biển. Thịt của cá chẽm thơm, dai và ngon được người tiêu dùng ưa chuộng. Phát huy hiệu quả từ mô hình này, dự kiến đầu năm 2014 anh Nhựt sẽ giảm diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, sử dụng diện tích hồ để phát triển mô hình nuôi cá chẽm thương phẩm.

Tuy nhiên điều lo ngại nhất hiện nay là đầu ra không ổn định bởi cá chẽm chỉ khai thác, tiêu thụ trong những tháng mùa nắng vì để lại vào mùa mưa sẽ có độ rủi ro cao, đồng thời mỗi lần khai thác cá có số lượng lớn, trong khi thị trường hẹp.

Tam Thanh hiện có 35ha mặt nước nuôi trồng thủy sản mà chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng nhưng hiệu quả không cao, người nuôi ngày càng gặp khó khăn như nguồn nước bị ô nhiễm, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, giá thức ăn tăng cao… Vì vậy chuyển đổi đối tượng nuôi như anh Trần Văn Nhựt là cần thiết nhưng chuyển đổi như thế nào cho phù hợp là vấn đề cần có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng và địa phương để nông dân chuyển đổi phương thức, nâng cao hiệu quả sản xuất, tránh trường hợp “được mùa, mất giá”.


Có thể bạn quan tâm

Vị Thủy (Hậu Giang) Nhiều Nông Dân Áp Dụng Phương Pháp Sạ Hàng Vị Thủy (Hậu Giang) Nhiều Nông Dân Áp Dụng Phương Pháp Sạ Hàng

Sử dụng phương pháp sạ hàng có nhiều ưu điểm như: giảm được lượng giống so với sạ lan khoảng 5 - 10 kg/công, sạ hàng dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, chi phí giảm, nhưng năng suất từ bằng đến cao hơn sạ lan. Ngoài ra, sạ hàng khi bị mưa dập thì tỷ lệ chết giống cũng ít hơn sạ lan.

08/12/2014
Phú Yên Thí Điểm Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi Phú Yên Thí Điểm Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi

Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác thủy sản trên biển hiện nay, nhất là tổn thất sau thu hoạch khá cao, từ 20-30% giá trị sản phẩm; các mô hình liên kết trong sản xuất hiện có của tỉnh do ngư dân tự nguyện hình thành nên tính liên kết thiếu bền vững.

23/07/2014
Trồng Ca Cao Trên Đất Khánh Hòa Trồng Ca Cao Trên Đất Khánh Hòa

Tại khu rẫy trồng ca cao xen chuối và dừa của gia đình ông Lê Công Hậu (thôn Xuân Phú 1, xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa), những cây ca cao còn thấp nhưng đã có trái. Gia đình ông Hậu là một trong số các hộ dân được đầu tư trồng thử nghiệm cây ca cao khi tham gia đề tài cấp tỉnh “Ứng dụng trồng cây ca cao tại Khánh Hòa (giai đoạn 1)” do Thạc sĩ Hoàng Vinh (Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ) làm chủ nhiệm.

08/12/2014
Năng Suất Dưa Bao Tử Đạt 450 Kg/sào Năng Suất Dưa Bao Tử Đạt 450 Kg/sào

Vụ đông năm nay, nông dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trồng 106 ha dưa chuột bao tử xuất khẩu, tăng hơn 60 ha so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn dưa bao tử được trồng tập trung với diện tích từ 4 - 7 ha/vùng.

08/12/2014
Huyện Phú Tân (Cà Mau) Có Hơn 12.000 Ha Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Huyện Phú Tân (Cà Mau) Có Hơn 12.000 Ha Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến

Theo đánh giá của ngành chức năng huyện Phú Tân và người dân: Nuôi tôm quảng canh cải tiến và sử dụng chế phẩm sinh học mang tính bền vững và an toàn. Nhiều nông dân đã phát triển kinh tế khá từ mô hình này. Cũng theo bà con nông dân, nuôi tôm quảng canh cải tiến giúp bà con đúc kết kinh nghiệm, nâng cao kiến thức về kỹ thuật nuôi, tích lũy vốn để tiến tới nuôi tôm công nghiệp đạt hiệu quả hơn.

09/12/2014