Nuôi Cá Bống Tượng Xóa Nghèo

Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong những năm gần đây ở xã Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều gia đình khá lên nhờ mô hình nuôi cá bống tượng trong lồng bè. Trong số đó phải kể đến anh Lương Ngọc Hải - một trong số những người đầu tiên nuôi cá bống tượng. Trải qua nhiều thất bại lẫn thành công, đến nay anh đã xem cá bống tượng là vật nuôi giúp gia đình anh thoát nghèo và vươn lên khá giả.
Anh Hải cho biết, trước đây gia đình anh chỉ độc canh cây lúa. Nhận thấy nếu chỉ trồng lúa thì đời sống gia đình sẽ không bao giờ nhiều khó khăn. Vì vậy, tận dụng cây tạp trong vườn nhà như gáo, còng, tre và con rạch trước nhà có nguồn nước tốt, anh quyết định nuôi cá bống tượng. Ban đầu anh đóng 2 lồng có kích thước 2x4x1,8(m), thả nuôi 300 con cá bống tượng giống. Cá giống cỡ 100gr/con, với giá trung bình 55.000 – 60.000 đồng/kg.
Thức ăn cho cá chủ yếu là cá tạp xay nhuyễn trộn cám để vào sàng thả xuống lồng cho cá ăn. Anh cho ăn 3kg thức ăn/ngày, tức 10% trọng lượng thân, sau đó tăng dần thức ăn theo thể trọng của cá nuôi. Thức ăn chủ yếu đánh bắt ngoài thiên nhiên, hàng ngày anh và các con đi kiếm cá tạp về làm thức ăn cho cá.
Lúc đầu anh nuôi chỉ mong tăng thêm thu nhập cải thiện đời sống gia đình, nhưng càng nuôi anh càng say mê, thích thú. Anh nói: “Cá bống tượng rất dễ nuôi nhưng cũng dễ mắc bệnh và cá thường hao hụt nhiều ở giai đoạn đầu. Vì vậy, rút kinh nghiệm tôi đào một bể lót bạt nylon nuôi cho cá thật khỏe rồi mới chuyển sang nuôi trong lồng bè”.
Trong thức ăn hàng ngày anh thường xuyên trộn vitamin C, Premix để tăng sức đề kháng cho cá. Anh cho biết cũng phải kiểm tra thức ăn để tránh dư thừa . Ngoài ra, anh còn sử dụng dây giác, cây cỏ mực, muối hột treo ở đầu bè phòng bệnh ký sinh trùng cho cá. Sau khoảng thời gian từ 10 đến 12 tháng nuôi, trọng lượng mỗi con từ 0,5 kg trở lên, anh bán 300.000 đồng/kg, trừ hết các chi phí anh còn lãi 39 triệu đồng.
Vời việc nuôi cá bống tượng thành công, anh Hải chẳng những góp phần đa dạng hóa vật nuôi, xóa nghèo mà còn mở ra triển vọng về loài cá này và đang thích nghi khắp vùng miền Tây Nam bộ.
Có thể bạn quan tâm

Mùa biển mới năm 2015, TP Tuy Hòa (Phú Yên) có hơn 140 tàu câu cá ngừ đại dương đang hoạt động trên biển. Một số tàu về bến với sản lượng cao, ngư dân phấn khởi vì chi phí chuyến biển thấp hơn trước đây nhờ giá dầu giảm, việc khai thác gặp nhiều thuận lợi.

Trong quá trình sản xuất, phần lớn nông dân huyện Phú Tân nuôi xen canh tôm với cua, cá các loại. Phổ biến là nuôi tôm quảng canh cải tiến, quảng canh truyền thống kết hợp với nuôi cua. Hiện nay, bà con đang vào thời điểm thu hoạch cua. Giá cua gạch hiện ở mức hơn 400.000 đồng/kg, cua thịt các loại từ 100.000 đến 180.000 đồng/kg.

Trong một lần tình cờ xem chương trình “Bạn nhà nông” giới thiệu mô hình nuôi ếch khá hiệu quả của một doanh nghiệp ở Hà Tĩnh, ông Phương đã tìm đến học một số kỹ thuật nuôi cơ bản. Sau đó, ông đặt mua 2.000 con ếch giống Thái Lan về nuôi thử nghiệm trong 5 ao (16m2/ao).

Mô hình lúa - tôm càng xanh trong mùa mưa trên các vùng đất chuyển dịch tôm - lúa cho kết quả khá tốt. Nhiều hộ dân huyện Thới Bình (Cà Mau) thu nhập thêm hàng chục triệu đồng từ con tôm càng xanh trước khi chuyển sang nuôi tôm sú vụ chính năm sau, đời sống cũng được cải thiện nhiều mặt nên bà con rất phấn khởi. Ðây là mô hình canh tác có nhiều triển vọng bền vững!

Gà Đông Tảo là loại gà đặc sản của tỉnh Hưng Yên có những ưu điểm nổi bật, gà to, lớn (từ 3kg đến 6kg) thịt ngon, chân to đang được nuôi nhiều ở xã Đông Tảo và nhiều địa phương trong tỉnh Hưng Yên. Hiện có hơn 90% số hộ ở xã Đông Tảo nuôi gà Đông Tảo; trong đó, có 400 hộ nuôi quy mô lớn. Nghề nuôi gà Đông Tảo đã mang lại cho nguồn thu nhập cho nhân dân xã Đông Tảo Hàng chục tỷ đồng mỗi năm.