Nuôi Cá Biển Trên Sa Mạc

Các nhà khoa học thuộc Công ty GFA của Israel đã nghiên cứu một công nghệ mới cho phép nuôi cá biển ở đất liền, đặc biệt là trên sa mạc. Công nghệ mới chắc chắn sẽ góp phần làm giảm thiểu việc đánh bắt bừa bãi khiến chủng loại và số lượng cá biển ngày càng sụt giảm như hiện nay.
Báo động về trữ lượng cá biển
Hiện nay, nguồn cá biển đã giảm tới gần 1/3 số lượng và tốc độ suy giảm này vẫn còn tiếp tục gia tăng. Theo một nghiên cứu khoa học mới công bố, nếu những xu hướng khai thác và sử dụng cá biển vẫn tiếp tục như bây giờ thì đến khoảng giữa thế XXI gần như sẽ không còn một chú cả biển nào. Giáo sư Boris Worm thuộc Đại học Dalhousie, Canada, trưởng nhóm nghiên cứu này cho biết: “Cách mà chúng ta đang khai thác nguồn lợi biển hiện nay hoàn toàn không khoa học. Chúng ta vét cạn nguồn lợi biển rồi hy vọng sẽ có một loài khác sinh ra để thay thế”.
Giáo sư Steven Palumbi đến từ trường Đại học Stanford California, Mỹ - một trong những nhà khoa học tham gia dự án, bổ sung thêm: “Trừ phi chúng ta có những cải thiện cơ bản trong việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên biển như hoạt động của một hệ sinh thái tự nhiên, nếu không đây sẽ là thế kỉ cuối cùng chúng ta được thưởng thức hải sản!”.
Đóng góp quan trọng của công nghệ mới
Theo Giám đốc điều hành của GFA Dotan Bar-Noy: “Đánh bắt quá mức là một vấn đề nghiêm trọng hơn những gì mà mọi người đang nghĩ. Trong một vài năm, nếu chúng ta không làm gì để ngăn cản thì nhiều loài cá nước mặn sẽ biến mất hoàn toàn”. Dotan Bar-Noy cùng với hơn 30 người khác, chủ yếu là kỹ sư, các nhà sinh học biển kết hợp với những kỹ thuật dân gian đã tìm ra một giải pháp mới góp phần làm giảm việc đánh bắt bừa bãi khiến chủng loại và số lượng cá biển ngày càng giảm xuống như hiện nay, đó chính là công nghệ mới có thể cho phép nuôi cá biển trong đất liền, đặc biệt là trên sa mạc.
Mời bà con tham mô hình nuôi thuỷ sản sử dụng ống E-Rô-Týp: |
Đây là một hệ thống sử dụng thiết bị lọc sinh học và vi khuẩn đặc biệt để xử lý nước thải sản sinh trong quá trình nuôi cá, vì thế không ảnh hưởng đến môi trường. Theo các nhà khoa học, công nghệ mới có thể giúp cá sinh trưởng trong môi trường nhiệt độ lý tưởng và ổn định. Trong thời gian nuôi không cần phải thay nước hoặc thực hiện xử lý hóa chất và không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, điều đó giúp cho những con cá được nuôi sẽ có mùi vị tươi ngon hơn. Ngoài ra, công nghệ này cũng có thể sử dụng ở bất kỳ nơi nào kể cả ở những khu vực sa mạc, mỗi mét khối nước có thể nuôi được 100kg cá. Hiện tại, một số khu vực ở Israel đã lắp đặt công nghệ nuôi cá biển này.
>> “Với hệ thống công nghệ nuôi mới này, cá biển có thể được nuôi bất cứ nơi đâu, ngay cả sa mạc với sự tác động lên môi trường là nhỏ nhất nhưng vẫn đảm bảo được độ tươi, ngon của cá” - Giám đốc điều hành của GFA Dotan Bar-Noy khẳng định.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ ứng dụng cơ giới vào khâu làm đất và biết sử dụng phân bón hợp lý, hàng trăm hộ dân người Hrê trồng mía ở huyện miền núi Ba Tơ đã nâng năng suất cây mía lên gấp 2 lần, hạn chế được tình trạng đất bị xói lở, bạc màu.

Gắn chóa đèn pin lên trán, một tay cầm cây móc, một tay thò vào hộc lôi con rắn hổ to đùng còn đang phùng mang phù phù ra, anh La Minh Vũ cười xòa: “Con này cho thu nhập khoảng 7 triệu đồng đấy”. Thấy tôi tròn xoe mắt kinh ngạc, anh chiết tính: con này cỡ hai ký rưỡi, mỗi ký giá một triệu đồng; mỗi năm nó đẻ hai lứa, mỗi lứa trung bình 15 trứng, giá mỗi trứng 300.000 đồng.

Năm nay, toàn xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định nuôi cá chua trên diện tích 25 ha mặt nước, sản lượng khoảng 120 tấn. Hiện đã đến vụ thu hoạch, nhưng giá bán cá chua thấp hơn 50% so với năm trước, người nuôi cá thua lỗ nặng.

Giá cua biển tại tỉnh Trà Vinh bất ngờ giảm từ mức trên 230.000 đồng/kg xuống chỉ còn khoảng 130.000 đồng/kg trong vòng một tuần qua.

Khi lúa thu đông đang rực vàng trên những cánh đồng vùng ĐBSCL, những người dân ở các huyện ngoại thành TP.Cần Thơ bắt đầu thả cá giống trên đồng ruộng để đón nước lũ về.