Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Bò Thịt, Mô Hình Giảm Nghèo Ở Hồng Ngự (Đồng Tháp)

Nuôi Bò Thịt, Mô Hình Giảm Nghèo Ở Hồng Ngự (Đồng Tháp)
Ngày đăng: 28/05/2013

Phát huy lợi thế của huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) thuần nông, thời gian qua, nuôi bò thịt đã trở thành mô hình làm ăn có hiệu quả được người dân huyện Hồng Ngự chú trọng.

Với việc đầu tư chuồng trại tại hộ gia đình, tận dụng phụ phẩm từ trồng trọt làm nguồn thức ăn chính nên mô hình này đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực. Đến nay, nhiều hộ gia đình đã cải thiện kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Trang Văn Cọp, ấp Long Thạnh A, xã Long Khánh A gắn bó với nghề nuôi bò thịt trên 10 năm. Trước đây gia đình ông có hoàn cảnh khó khăn, mỗi mùa vụ cả gia đình đi cắt lúa mướn để trang trải cuộc sống, con cái không được học hành. Nhờ chí thú làm ăn, ông Trang Văn Cọp đã nhận bò giống về chăn nuôi với hình thức nuôi rẻ, (khi bò sinh sản lứa bê đầu tiên ông được sở hữu, lứa bê thứ 2 người đầu tư con giống sở hữu).

Vậy mà đến nay đàn bò của ông đã lên đến chục con. Ông vừa xuất bán 7 con bò thịt được trên 100 triệu đồng để cất lại ngôi nhà mới khang trang. Hiện tại, ông cũng chia cho mỗi người con 1 con bò giống để nuôi phát triển kinh tế.

Xã Long Khánh A là địa phương có tổng đàn bò lớn nhất trên địa bàn huyện, với trên 1.300 con, chiếm 65% tổng đàn bò toàn huyện, tập trung nhiều ở ấp Long Thạnh A, Long Thạnh B, Long Phước. Các hộ chăn nuôi khai thác bãi chăn thả trên các đồng cỏ tự nhiên và chủ động nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp (chủ yếu là cây bắp) nên đàn bò sinh trưởng và phát triển tốt.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, người chăn nuôi đã chú trọng nâng cao chất lượng đàn bò bằng việc thay thế giống bò cỏ truyền thống bằng giống bò lai, đem lại hiệu quả kinh tế cho hộ chăn nuôi.

Ông Nguyễn Văn Lò, ấp Long Thạnh A, xã Long Khánh A cho biết: “Gia đình tôi không có đất sản xuất nên nuôi bò là mô hình phù hợp cải thiện kinh tế. Hiện tại gia đình nuôi 4 con bò giống, nếu bỏ công nuôi 1 năm cũng kiếm được từ 9 - 10 triệu đồng/con”.

Hiện nay, mô hình chăn nuôi bò đối với nhiều hộ gia đình ở huyện Hồng Ngự không còn là nguồn kinh tế phụ, giải quyết thời gian lao động nông nhàn mà người dân đã chú trọng chăn nuôi theo hướng hàng hóa, nuôi bò thịt và bò nái sinh sản, sau đó xuất bán tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình.

Ông Phạm Hồng Nam - Phó Chủ tịch UBND xã Long Khánh A cho biết: “Định hướng của xã là phát triển mô hình này nên mỗi năm xã đều tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò vỗ béo, biện pháp ủ rơm để tạo thức ăn cho bò. Đồng thời vận động các hộ có vườn tạp không hiệu quả chuyển sang trồng cỏ chăn nuôi bò. Hiện nay đàn bò có thể giúp giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ trung bình của địa phương”.

Mô hình chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Hồng Ngự bước đầu được người dân đánh giá cao và mong muốn tiếp tục duy trì, mở rộng.


Có thể bạn quan tâm

Vựa Heo Miền Trung Buồn Nẫu Ruột Vựa Heo Miền Trung Buồn Nẫu Ruột

Năm vừa qua, dịch bệnh trên đàn heo được khống chế, người nuôi heo ở huyện Hoài Ân (Bình Định) ào ạt tăng đàn, những mong bội thu vào thời điểm cận Tết Nguyên đán. Nào ngờ giá heo đã không tăng, lại ngày càng giảm thấp, khiến người nuôi heo ở nơi được mệnh danh là vựa heo miền Trung đang buồn nẫu ruột.

22/01/2015
Tình Hình Thu Mua Sữa Bò Đã Trở Lại Bình Thường Tình Hình Thu Mua Sữa Bò Đã Trở Lại Bình Thường

Cụ thể hơn, ông Đại nói: “Sau khi UBND huyện làm việc với đại diện công ty (Cty Cổ phần sữa Đà Lạt - Dalat Milk, nay là TH Milk - PV), Cty đã đồng ý thu mua tất cả lượng sữa mà nhân dân làm ra ngay trong chiều cùng ngày. Đến nay, tình hình tiêu thụ sữa khu vực này ổn định”.

22/01/2015
10 Cơ Sở Ở Quảng Nam Đủ Điều Kiện Đóng Tàu Vỏ Thép 10 Cơ Sở Ở Quảng Nam Đủ Điều Kiện Đóng Tàu Vỏ Thép

Theo đó, có 3 cơ sở đạt tiêu chuẩn đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá vỏ gỗ hoặc vỏ thép có tổng công suất máy chính từ 90CV đến dưới 400CV gồm: cơ sở đóng sửa tàu thuyền Trần Minh Trọng, Võ Văn Bàng và Trần Xuân Trung (Tam Phú, TP Tam Kỳ).

22/01/2015
Giàu Có Nhờ Rau Má Giàu Có Nhờ Rau Má

Ông Mười cho biết, cuộc sống gia đình trước đây rất khó khăn. Nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào đồng lương giáo viên ít ỏi của vợ và 1,5 công đất ruộng. Để có thêm thu nhập, vợ chồng ông phải sang xã Khánh Hậu (TX Tân An, tỉnh Long An) thuê đất trồng lúa.

22/01/2015
Thành Phố Hồ Chí Minh Đẩy Mạnh Hợp Tác Về Lĩnh Vực Nông Nghiệp Với Nhật Bản Thành Phố Hồ Chí Minh Đẩy Mạnh Hợp Tác Về Lĩnh Vực Nông Nghiệp Với Nhật Bản

Ngày 20/1, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với ông Koya Nishikawa, Bộ trưởng Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản cùng đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

22/01/2015