Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Bồ Câu Làm Chơi Ăn Thiệt

Nuôi Bồ Câu Làm Chơi Ăn Thiệt
Ngày đăng: 23/07/2013

Hiện nay nuôi chim bồ câu làm kinh tế là mô hình của nhiều nông dân ở xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành (Trà Vinh). Ngoài trồng lúa, trồng màu, nông dân nuôi bồ câu để tăng thêm thu nhập thay thế nuôi gà như trước đây. Quy trình nuôi bồ câu đơn giản, chi phí đầu tư không nhiều, nhu cầu thị trường lớn nên hiệu quả kinh tế khá cao.

Đi đầu trong phong trào nuôi chim bồ câu ở Mỹ Chánh là ông Trần Văn Bình, anh Trần Văn Công ở ấp Giồng Trôm cách đây gần hai năm. Anh Trần Văn Công cho biết, mỗi ngày anh dành khoảng 01 giờ đồng hồ chăm sóc chuồng bồ câu khoảng 50 cặp, như vệ sinh chuồng trại, cho ăn 02 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều, kiểm tra nước uống để đảm bảo đầy đủ và sạch sẽ, theo dõi bồ câu có cùng chu kỳ sinh sản để tiện thu hoạch những cặp bồ câu ra ràng cùng lúc.

Trước nhu cầu tiêu thụ bồ câu ra ràng cung cấp cho nhà hàng, quán ăn trong tỉnh và chuyển đi thành phố Hồ Chí Minh, nông dân Mỹ Chánh chủ yếu nuôi bồ câu sinh sản, bình quân nuôi 100 cặp bồ câu, mỗi tháng thu hoạch từ 80 - 100 cặp bồ câu ra ràng, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận 04 - 4,3 triệu đồng/tháng.

Theo anh Trần Văn Công, nếu nuôi từ 100 cặp bồ câu trở lên, thì nên nuôi thêm khoảng 30 con gà để tận dụng thức ăn thừa của bồ câu, sau thời gian 03 tháng sẽ thu hoạch thêm 30kg gà thịt; mỗi tháng sẽ thu thêm nguồn lợi nhuận từ 05 triệu đồng trở lên từ nghề phụ này.

Bồ câu được nông dân chọn nuôi là bồ câu giống Pháp, bồ câu siêu thịt giai đoạn sinh sản ở tỉnh Tiền Giang. Bồ câu sinh sản, khoảng 05 tháng tuổi, giá từ 350.000 - 400.000 đồng/cặp, mua về nuôi công nghiệp, đẻ trứng ấp nở con, bán bồ câu ra ràng (khoảng từ 12-15 ngày tuổi, cân nặng từ 300 - 400 gram), giá từ 60.000 - 90.000 đồng/cặp.

Chi phí đầu tư nuôi bồ câu sinh sản không quá cao. Chuồng trại, có thể sử dụng cây tre thay cho các loại gỗ khác, đóng chuồng theo kích thước thả nuôi từ 06 - 08 con/m2, chú ý nền chuồng phải bao lưới kẽm, tránh tình trạng bồ câu bị lọt chân, dẫn đến bị thương hoặc chết. Trong chuồng bố trí ổ đẻ, phía ngoài cặp theo chuồng là máng đựng thức ăn, máng chứa nước uống.

Thức ăn cho bồ câu là gạo lức, thức ăn hỗn hợp dành cho gà. Bình quân 20 cặp bồ câu sinh sản ăn khoảng 800 gram gạo lức pha trộn với 800 gram thức ăn/ngày (khoảng 18.000 đồng).

Mỗi tháng bồ câu sinh sản một lần, mỗi lần đẻ 02 trứng; thời gian sinh sản của bồ câu giống khoảng 05 năm.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả nuôi rong nho biển trong bể xi măng tại Quảng Ngãi Hiệu quả nuôi rong nho biển trong bể xi măng tại Quảng Ngãi

Mô hình vừa thí điểm thành công ở huyện đảo Lý Sơn, mang lại nguồn lợi khai thác, nuôi trồng trên các đảo tiền tiêu của Việt Nam, hiệu quả kinh tế cao

08/01/2020
Những tỷ phú nuôi tôm công nghệ vùng nước lợ Những tỷ phú nuôi tôm công nghệ vùng nước lợ

Nhiều người vùng ven sông Đồng Nai, khu vực huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai giàu lên nhanh chóng nhờ nuôi tôm công nghệ lót bạt đáy ao.

10/01/2020
Vùng núi Dran có Tết ấm no nhờ quýt đường đặc sản Vùng núi Dran có Tết ấm no nhờ quýt đường đặc sản

Quýt trĩu quả, đầu ra ổn định, giá cao nên nhiều gia đình vùng núi Dran có nguồn thu nhập cao trong dịp Tết.

18/01/2020
Trồng mít Thái, nuôi cá lãi cao Trồng mít Thái, nuôi cá lãi cao

Nhờ trồng mít, nuôi cá sạch, ông Lương Văn Tám (Tám Quýt), 63 tuổi ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) thu lời 300 triệu đồng mỗi năm.

04/02/2020
Muốn giàu thì nuôi cá mú, chỉ bán 1 lứa cả năm rủng rỉnh tiền tiêu Muốn giàu thì nuôi cá mú, chỉ bán 1 lứa cả năm rủng rỉnh tiền tiêu

Suốt 10 năm gắn bó với nghề nuôi cá mú, anh Hưởng tự tin khẳng định mình chưa lần nào bị thất bại. Nhờ nuôi cá mú, mỗi năm gia đình anh Hưởng có thu nhập

04/02/2020