Nuôi Bồ Câu Hà Lan Thu Nhập Khá

Anh Lý Tấn Thành, SN 1968, ngụ tại khóm 5, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) nuôi bồ cầu giống Hà Lan cho thu nhập khá.
Chuồng nuôi bồ câu được anh Thành thiết kế rất đơn giản bên cạnh nhà. Với một chuồng 2 tầng dài trên 5 m, ngang hơn 1,2 m và chiều cao 2 m, anh Thành chia làm 10 ngăn. Năm 2011, anh Thành đến tận huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang mua 16 con cá bồ câu giống Hà Lan đem về thả vào chuồng nuôi. Mỗi ngăn trong chuồng, anh thả nuôi 1 một cặp bồ câu trống mái.
Anh Thành vui vẻ cho biết: “Con bồ câu rất dễ nuôi, ít bị bệnh, tít chiếm diện tích nuôi, tỷ lệ hao hụt thấp. Nếu áp dụng đúng khoa học kỹ thuật mà tài liệu hướng dẫn thì bồ câu phát triển tốt và ít tốn công chăm sóc”.
Nguồn thức ăn chủ yếu của bồ cầu bằng lúa, mỗi ngày 2 lần. Trung bình mỗi tháng, anh Thành cho bồ câu ăn từ 40 - 45 kg lúa và vệ sinh chuồng nuôi 3 ngày/lần; phun xịt vôi pha với rượu trắng 3 lần/tháng.
Bồ câu giống nuôi khoảng nửa tháng là đẻ. Mỗi lứa đẻ được 2 trứng. 15 ngày sau khi ấp trứng, nở thành bồ câu con, nuôi 14 ngày thì bán chim ra ràng, giá dao động 90.000 - 100.000 đồng/cặp. Còn nuôi 30 ngày thì bán bồ câu giống, với giá 120.000 đồng/cặp.
Anh Thành cho biết, bồ câu mẹ đẻ trứng được 10 ngày thì chịu trống và khoảng 10 ngày sau là đẻ tiếp. Nhờ thường xuyên theo dõi, chăm sóc thật chu đáo và vệ sinh chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh kịp thời theo đúng quy trình kỹ thuật nên đàn bồ câu nuôi của anh Thành phát triển tốt, sinh sản đều, tăng trọng nhanh, hạn chế dịch bệnh tấn công.
Nghề nuôi bồ câu đã đem lại nguồn thu nhập khá cho gia đình anh Thành có cuộc sống ổn định. Anh cũng tận tình hướng dẫn chia sẻ kỹ thuật cho người dân có nhu cầu nuôi bồ câu để thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.
Đến đầu tháng 8/2012, sau hơn 10 tháng nuôi, anh Thành xuất chuồng được 80 cặp bồ câu giống và 40 cặp bồ câu ra ràng, bán giá từ 80.000 - 120.000 đồng/cặp, thu nhập được gần 13 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc còn thực lãi hơn 10 triệu đồng.
Anh Thành đang tiếp tục nuôi 40 cặp bồ câu giống Hà Lan và 6 cặp bồ câu con ra ràng trong chuồng cạnh nhà. Đàn chim đang phát triển tốt, không đủ cung cấp cho thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lò Văn Giảng người dân tộc Thái 66 tuổi bản Tạo Xen, xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay do gia đình quá nghèo khó, ông luôn trăn trở làm sao để có thêm thu nhập giảm bớt khó khăn cho gia đình, sau nhiều năm suy nghĩ làm gì để có nguồn thu, ông quyết định làm trang trại vườn rừng nơi vùng đất tái định cư thị xã Mường Lay.

Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.

Được đặc xá ra tù, Trần Văn Dương (SN 1965, xã Đức Long, Đức Thọ, Hà Tĩnh) lăn lộn học hỏi kinh nghiệm làm trang trại. Sau gần chục năm tích lũy kinh nghiệm anh về quê lập nghiệp, đến nay trang trại của anh có thu nhập tiền tỷ.

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành (Long An) thả hơn 3.400 ha tôm thẻ, tôm chân trắng; trong đó đã có 40% diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng chết. Nhiều hộ mới vừa thả con giống được 15 - 20 ngày, tôm bị sốc nước chết, nên tháo xả ra sông gây thiệt hại không nhỏ.

Ấp Bình Thới và Bình Thiện (xã Bình Thủy, huyện Châu Phú - An Giang) hiện có gần 20 hộ làm nghề đánh bắt cá bông lau. Chị Bùi Thị Dành (ngụ ấp Bình Thới), có hơn 30 năm trong nghề đánh bắt cá bông lau cho biết, hiện trên sông Vàm Nao, người dân đánh bắt cá bông lau bằng cách dùng lưới đăng (hay còn gọi là lưới ngầm) và lưới thả dùng đánh bắt vào ban đêm. Từ đầu mùa đánh bắt đến nay, chị Dành đã bắt được 9 con cá bông lau, mỗi con nặng từ 3 - 8kg; giá bán cho thương lái thời điểm đầu mùa từ 160 - 180 ngàn đồng/kg, còn hiện tại khoảng 120 ngàn đồng/kg.