Nuôi Bồ Câu Hà Lan Thu Nhập Khá

Anh Lý Tấn Thành, SN 1968, ngụ tại khóm 5, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) nuôi bồ cầu giống Hà Lan cho thu nhập khá.
Chuồng nuôi bồ câu được anh Thành thiết kế rất đơn giản bên cạnh nhà. Với một chuồng 2 tầng dài trên 5 m, ngang hơn 1,2 m và chiều cao 2 m, anh Thành chia làm 10 ngăn. Năm 2011, anh Thành đến tận huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang mua 16 con cá bồ câu giống Hà Lan đem về thả vào chuồng nuôi. Mỗi ngăn trong chuồng, anh thả nuôi 1 một cặp bồ câu trống mái.
Anh Thành vui vẻ cho biết: “Con bồ câu rất dễ nuôi, ít bị bệnh, tít chiếm diện tích nuôi, tỷ lệ hao hụt thấp. Nếu áp dụng đúng khoa học kỹ thuật mà tài liệu hướng dẫn thì bồ câu phát triển tốt và ít tốn công chăm sóc”.
Nguồn thức ăn chủ yếu của bồ cầu bằng lúa, mỗi ngày 2 lần. Trung bình mỗi tháng, anh Thành cho bồ câu ăn từ 40 - 45 kg lúa và vệ sinh chuồng nuôi 3 ngày/lần; phun xịt vôi pha với rượu trắng 3 lần/tháng.
Bồ câu giống nuôi khoảng nửa tháng là đẻ. Mỗi lứa đẻ được 2 trứng. 15 ngày sau khi ấp trứng, nở thành bồ câu con, nuôi 14 ngày thì bán chim ra ràng, giá dao động 90.000 - 100.000 đồng/cặp. Còn nuôi 30 ngày thì bán bồ câu giống, với giá 120.000 đồng/cặp.
Anh Thành cho biết, bồ câu mẹ đẻ trứng được 10 ngày thì chịu trống và khoảng 10 ngày sau là đẻ tiếp. Nhờ thường xuyên theo dõi, chăm sóc thật chu đáo và vệ sinh chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh kịp thời theo đúng quy trình kỹ thuật nên đàn bồ câu nuôi của anh Thành phát triển tốt, sinh sản đều, tăng trọng nhanh, hạn chế dịch bệnh tấn công.
Nghề nuôi bồ câu đã đem lại nguồn thu nhập khá cho gia đình anh Thành có cuộc sống ổn định. Anh cũng tận tình hướng dẫn chia sẻ kỹ thuật cho người dân có nhu cầu nuôi bồ câu để thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.
Đến đầu tháng 8/2012, sau hơn 10 tháng nuôi, anh Thành xuất chuồng được 80 cặp bồ câu giống và 40 cặp bồ câu ra ràng, bán giá từ 80.000 - 120.000 đồng/cặp, thu nhập được gần 13 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc còn thực lãi hơn 10 triệu đồng.
Anh Thành đang tiếp tục nuôi 40 cặp bồ câu giống Hà Lan và 6 cặp bồ câu con ra ràng trong chuồng cạnh nhà. Đàn chim đang phát triển tốt, không đủ cung cấp cho thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Theo bà con nông dân, năng suất hoa màu năm nay tương đối khá nhưng giá cả bấp bênh, đặc biệt là càng gần cuối vụ, một số loại hoa màu như hành lá, ớt, bắp lai rớt giá nên bà con có lãi ít, thậm chí một số diện tích phá huề.

Hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm sạch và an toàn trở thành bức thiết đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, có một nghịch lý đang tồn tại là khi người nông dân bắt đầu sản xuất rau an toàn thì họ lại vướng phải nhiều rào cản từ thị trường tiêu thụ.

Nằm giữa vùng Đồng Tháp Mười trù phú, nổi tiếng xa gần với các đặc sản mùa nước nổi, chợ cá đồng Trường Xuân, huyện Tháp Mười là một địa điểm thú vị không những thu hút cư dân bản địa mà đây còn là điểm đến hấp dẫn đối với những ai có ý định săn đặc sản đồng quê vào mùa nước ở Đồng Tháp.

Cứ đến đầu tháng 10 hàng năm, người tiêu dùng lại lo lắng khi sản phẩm cam sành trôi nổi trên thị trường gắn nhãn mác cam sành Hà Giang được bày bán công khai với giá rất rẻ, chỉ từ 10 - 15 ngàn đồng, thậm chí có nơi chỉ bán với giá 6-8 ngàn đồng. không chỉ giá rẻ mà các loại cam đang được bày bán có mẫu mã đẹp, không có hạt, nhìn rất bắt mắt nên người tiêu dùng cứ vô tư mua về dùng.

Những năm qua, cây trồng vụ Đông đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Qua kinh nghiệm sản xuất của bà con, vụ Đông phải được gieo trồng sớm, đảm bảo thời gian sinh trưởng và thu hoạch mà không ảnh hưởng tới sản xuất vụ Xuân. Vào thời điểm này, bà con huyện Quản Bạ đã hoàn thành 50% diện tích cây trồng vụ Đông.