Nuôi Ba Ba Cải Thiện Đời Sống

Hiện, nhiều nông dân huyện Châu Thành (An Giang) tận dụng khuôn viên nhà ở nuôi ba ba bán con giống và bán thịt. Nông dân Nguyễn Văn Xuẩn (ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Hanh) xây 3 bồn trong hầm quanh nhà nuôi 400 con ba ba, mỗi bồn diện tích 15m² chứa khoảng 150 con. Ông cho biết, cứ 20 tháng bán ra một đợt. Giá ba ba loại nhất (khoảng 1,2 kg) giá 330.000 đồng/con, loại nhì (1,2 kg trở xuống) 230.000 đồng/con. Trừ các khoản chi phí, mỗi đợt ông lãi gần 30 triệu đồng.
Từ khi áp dụng mô hình này, gần 5 năm nay, nông dân Nguyễn Văn Xuẩn luôn đạt hiệu quả trong sản xuất, đời sống gia đình ngày càng cải thiện hơn.
Có thể bạn quan tâm

Theo dự đoán của giới quan sát và các nhà buôn bán gạo khu vực Đông Nam Á, nhu cầu gạo đang gia tăng và những hạn chế trong năng lực sản xuất mặt hàng lương thực này (do tình trạng ô nhiễm và quá trình công nghiệp hóa) nhiều khả năng sẽ làm tăng giá gạo ở Trung Quốc và tạo hiệu ứng tương tự trên thị trường toàn cầu.

Trong khi ít nhất phải từ cuối tháng 10 trở đi trên thị trường mới có mặt hàng bắp cải được nông dân ở các vùng chuyên canh rau xanh ở Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước trồng, đưa ra thị trường, thì hiện nay, tại các chợ đã xuất hiện rất nhiều bắp cải lạ.

Trong khi trân trọng những tiến bộ và thành tựu đã đạt được, cần nghiêm túc nhìn thẳng vào sự thật đau lòng là phần lớn nông, lâm, thủy sản của nước ta là những sản phẩm thô hay sơ chế, giá trị gia tăng còn hạn chế, chất lượng thấp và không đồng đều.

Theo Bộ Công Thương, thị trường phân bón thời gian tới sẽ xác lập một mặt bằng giá mới với xu hướng thuận lợi cho các nhà sản xuất phân bón nội địa.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Trấn Yên, các loại cây ăn quả có múi đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở một số xã vùng cao như: Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca… Vì vậy, thời gian tới, huyện sẽ xây dựng Đề án phát triển vùng cây ăn quả có múi để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giúp người nông dân từng bước làm giàu.