Nước Lũ Thấp, Nông Dân Lo Ngại Cho Sản Xuất Lúa Đông Xuân

Các huyện vùng lũ tỉnh Long An chuẩn bị tập trung xuống giống hơn 180.000ha vụ lúa đông xuân, chiếm hơn 70% diện tích lúa Đông Xuân của tỉnh.
Tuy nhiên, nông dân đang rất lo ngại vì nước lũ năm nay thấp, gây nhiều khó khăn cho người dân.
Ông Trần Văn Tài, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tân Hưng, cho biết Tân Hưng là huyện đầu nguồn lũ của tỉnh, nước lũ năm nay tuy có cao hơn năm trước 3-5cm nhưng vẫn thấp hơn so với nhiều năm trước đây. Nhiều cánh đồng ruộng nước lũ chưa ngập sâu nên chưa diệt hết cây cỏ dại, côn trùng vẫn trú ẩn sinh sản, nhất là ốc bươu vàng, chuột, rầy nâu. Ngoài ra, do nước lũ nhỏ nên nguồn nước tưới cũng sẽ hạn chế khi ở cuối vụ.
Ông Tài cho biết thêm như mùa lũ năm 2013 nước lũ nhỏ, sản xuất vụ Đông Xuân 2013-2014 ở huyện Tân Hưng có tới 25-30% diện tích lúa bị sâu rầy phá hại, thiệt hại hàng tỷ đồng.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An Huỳnh Quốc Việt cho biết nước lũ năm nay về thấp, dòng chảy yếu chưa đẩy hết côn trùng ra biển, hơn nữa thời gian ngâm lũ đồng ruộng cũng ngắn hơn mọi năm nên lượng phù sa ít. Do đó, sản xuất vụ Đông Xuân năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn hơn mùa vụ năm trước.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã chỉ đạo các huyện tích cực vận động bà con làm vệ sinh đồng ruộng, bắt ốc bươu vàng, diệt chuột trước khi xuống giống để bảo vệ mùa vụ.
Mặt khác, lũ thấp, tình trạng thiếu nước tưới ở cuối vụ không thể tránh khỏi nên Sở cũng chỉ đạo các huyện rà soát lại hệ thông kênh mương thủy lợi, tập trung nạo vét các tuyến kênh mương, khai thông dòng chảy đảm bảo nguồn nước tưới đến cuối vụ, nhất là ở các xã vùng cao của huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng.
Từ đầu tháng 10/2014, khi nước lũ bắt đầu rút, các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa và thị xã Kiến Tường đã tích cực vận động bà con ra đồng, mỗi ngày huy động từ 2.000-5.000 lao động ra quân tham gia làm vệ sinh đồng ruộng.
Từ đầu tháng 10/2014 đến nay, các huyện thu gom hơn 12 tấn ốc và gấn 1 tấn trứng ốc bươu vàng, diệt hơn 2 triệu con chuột. Hàng nghìn hộ liên kết với nhau xịt thuốc diệt cỏ theo các bờ vùng, bờ thửa diệt côn trùng trú ẩn sinh sản. Hiện các huyện trên cũng chuẩn bị gần 2.000 chiếc máy cày giúp bà con cày xới, trục để diệt cỏ dại, côn trùng. Các đại lý bán thuốc sát trùng đã chuẩn bị gần 10 tấn thuốc trừ sâu phục vụ cho bà con sản xuất vụ lúa Đông Xuân.
Các huyện vùng lũ cũng huy động nhân dân đóng góp kết hợp nguồn ngân sách của huyện đầu tư gần 2 tỷ đồng tập trung nạo vét, mở rộng các tuyến kênh bị sạt lở đảm bảo nguồn nước tưới lúa Đông Xuân.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 18.9, ông Nguyễn Thế Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn (Bình Định), cho biết: Mưa lớn kéo dài suốt 5 ngày qua kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn khiến nhiều diện tích hồ tôm nuôi của 15 hộ dân tại thôn Công Lương bị vỡ bờ bao và ngập úng nặng. Qua thống kê, hiện có 15 hồ nuôi với diện tích 4,5 ha trên địa bàn chịu ảnh hưởng, ước tính thiệt hại gần 3 tỉ đồng.

Đó là anh Bùi Sĩ Ngọc ở thôn Văn Quang, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước (Bình Định). Cơ sở của anh chuyên ấp nở vịt xiêm và gà ta, với quy mô 2 lò ấp theo chu kỳ 5 ngày ấp nở được 1 lứa, sản xuất ra 5.000 con giống.

Mấy ngày qua, tình hình giá cá tra chẳng mấy khả quan khi chỉ khoảng 20.000 đồng/kg dưới giá thành sản xuất từ 4.000-5.000 đồng/kg, trong khi vật giá đều nằm ở mức cao, khiến ngư dân “oằn lưng” chịu lỗ. Hàng loạt ao hầm tiếp tục bị “treo”, do người nuôi không còn vốn để tái đầu tư. Nhiều hộ, phải “nhường sân” cho doanh nghiệp hoặc các đại gia thuê nuôi cá tra.

Đó là mô hình nuôi gà ri trên nền “Đệm lót sinh thái” của chị Đoàn Thị Kim Uyên, ở ấp Phú Lợi B (Phú Kiết, Chợ Gạo - Tiền Giang) đã áp dụng có hiệu quả kinh tế cao trong những năm qua, đặc biệt tránh được mùi hôi thối và không ô nhiễm môi trường chung quanh, điều mà từ lâu nay hộ chăn nuôi nào cũng mong muốn.

Theo khảo sát của Công ty cổ phần đường Bình Định (BISUCO), nhờ tăng cường các biện pháp thâm canh, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, năng suất mía tại các mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ước đạt bình quân từ 70 - 80 tấn/ha, cao hơn năng suất ngoài mô hình từ 20 - 30 tấn/ha, hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn 30%.