Nông Sản Việt Hấp Dẫn Doanh Nghiệp Nhật

Doanh nghiệp (DN) Nhật Bản chiếm số lượng nhiều nhất trong nhóm đối tác nước ngoài tham gia xúc tiến thương mại tại Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 14 (AgroViet 2014), do Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức khai mạc ngày 14.11 tại Hà Nội.
Cụ thể, trong số trên 200 DN, cơ sở sản xuất đăng ký tham gia các hoạt động tại AgroViet 2014, có gần 30 DN Nhật Bản, bên cạnh các DN Trung Quốc và Nam Phi. Ngoài giới thiệu thiết bị, máy móc nông nghiệp, DN Nhật còn dành sự quan tâm đặc biệt đến nhóm hàng nông sản VN. Vì vậy, tại AgroViet lần này ban tổ chức có riêng hội thảo cho gần 30 DN Nhật và khoảng 50 DN VN giao lưu, đối thoại chia sẻ cơ hội hợp tác giao thương.
Lần đầu tiên có mặt tại AgroViet, ông Daisuke Shindo, Giám đốc Công ty Funute Front (Nhật Bản) dành phần lớn thời gian tìm hiểu về sản phẩm chuối ngự Đại Hoàng của tỉnh Hà Nam. Qua người phiên dịch, ông Daisuke Shindo phỏng vấn trực tiếp nông dân về quy trình sản xuất, giấy chứng nhận của sản phẩm, rồi ghi chép tỉ mỉ thông tin vào sổ tay cá nhân.
Giải thích cho sự quan tâm đặc biệt này, ông Daisuke Shindo cho hay nhiều người Nhật đang rất ưa chuộng hoa quả VN, trong đó có chuối và thanh long, nên ông kỳ vọng sẽ tìm được mối hàng để nhập về Nhật trong thời gian tới. “Hoa quả VN có chất lượng cao, vùng sản xuất ổn định là lý do tôi chọn VN thay vì các quốc gia khác trong cùng khu vực.
Nhưng Nhật cũng là thị trường nổi tiếng khó tính, đặc biệt coi trọng chỉ số an toàn trong mỗi sản phẩm buộc người sản xuất, chế biến phải tuân thủ các quy trình để có sản phẩm đạt chuẩn”, ông Daisuke Shindo nói.
Ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp, cho biết qua 14 lần tổ chức AgroViet đây là lần đầu tiên DN Nhật tham gia với số lượng nhiều nhất và đặc biệt quan tâm đến nhóm hàng nông sản. Trong đó, chuối được ưu tiên hàng đầu.
Khoảng 2 tháng trước khi hội chợ này diễn ra, Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp đứng ra làm đầu mối đưa DN của tỉnh Irabaki (Nhật Bản) đi tham quan thực tế các vùng chuyên canh trồng chuối VN, giúp họ lựa chọn đối tác nhập khẩu. Ông Đào Văn Hồ cho rằng trong 3 năm trở lại đây hợp tác xuất nhập khẩu nông sản VN và Nhật Bản tăng đột biến.
DN VN chủ động tham gia hội chợ Foodex của Nhật và thành công trong tìm kiếm đối tác xuất khẩu nông sản trị giá hàng trăm triệu USD mỗi năm.
“Thị trường Nhật Bản đang còn rất nhiều tiềm năng để mở rộng, gia tăng sức tiêu thụ nông sản Việt. Không chỉ có chuối, các loại sản phẩm như dưa leo và ngô bao tử, gấc, chanh leo, thanh long, vải đều là nông sản đang ngày càng được phía DN Nhật Bản đặc biệt quan tâm”, ông Hồ nói.
Nguồn bài viết: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141114/nong-san-viet-hap-dan-doanh-nghiep-nhat.aspx
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 16-6, tại Công viên 3 Tháng 2 (thị trấn Long Mỹ), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang phối hợp với UBND huyện Long Mỹ, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh tổ chức Lễ thả cá nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2015. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ban ngành liên quan và đông đảo người dân địa phương đến dự.

Theo thông tin từ các hộ nuôi cua xanh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, hiện nay, giá cua xanh nuôi đìa đang ở mức khá cao. Cua gạch loại 1 khoảng 300.000 đồng/kg, cua gạch loại 2 hơn 200.000 đồng/kg, cua thịt 190.000 đồng/kg. Mức giá này cao hơn thời điểm cuối năm 2014 hơn 40%.

Hiện cá lóc phương phẩm mua tại ao có giá từ 37.000 đến 38.000đ/kg, người nuôi có lợi nhuận khá cao nhưng ít có sản phẩm để bán.

Đến nay, diện tích thả nuôi tôm trên địa bàn huyện Đông Hòa (Phú Yên) chỉ đạt khoảng 50%. Nguyên nhân là do thời tiết bất lợi, bệnh tôm diễn biến phức tạp nên người nuôi không mạnh dạn đầu tư.

Lễ công bố thành công sinh sản nhân tạo cá dìa tại Thừa Thiên Huế vừa được Trường đại học Nông Lâm - Đại học Huế tổ chức ngày 16/6.