Nông sản Việt có thể xuất hiện tại siêu thị của Thụy Sĩ

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sỹ cho biết vừa nhận được yêu cầu về nhập nông sản Việt của doanh nghiệp nước này để phân phối vào hệ thống siêu thị bán buôn.
Theo đó, các mặt hàng được yêu cầu gồm rau tươi các loại theo mùa ( rau cải, rau thơm, ớt tươi...) và một số quả. Trong đó, mãng cầu, vải, xoài, chôm chôm... có nhu cầu cao. Theo yêu cầu từ nước này, hàng nông sản Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung của châu Âu mới được nhập khẩu.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn) cho biết châu Âu là một trong những thị trường chiến lược của hàng hóa Việt Nam, trong đó có mặt hàng nông sản. Hiện 28 quốc gia trong khu vực trong đó có Thụy Sỹ đã hoàn toàn mở cửa cho hàng hóa Việt Nam, nên gần như không còn bất kể hàng rào nào cản trở việc xuất khẩu nông sản sang thị trường này.
Ngoài vấn đề kiểm dịch, an toàn thực phẩm, theo ông, vấn đề hoàn toàn phụ thuộc các doanh nghiệp xuất khẩu. Do không có nhiều doanh nghiệp Việt tham gia thị trường khó tình này, nên theo lãnh đạo ngành nông nghiệp, các đơn vị cần tăng cường năng lực xuất khẩu, các vùng trồng trong nước cũng phải đáp ứng chặt chẽ tiêu chuẩn đề ra để đối tác yên tâm về chất lượng.
Với lo ngại về chi phí vận chuyển nông sản hiện nay, đại diện Bộ Nông nghiệp cho biết có nhiều lựa chọn, song với hàng chế biến, vẫn nên duy trì đường biển. Riêng với mặt hàng rau quả tươi thì phương án tối ưu vẫn là hàng không. Hiện, một lượng đáng kể rau gia vị của Việt Nam được vận chuyển bằng máy bay sang Thụy Sĩ và một số quốc gia trong khu vực này.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2014, trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Thụy Sĩ đạt 263 triệu USD. Các mặt hàng chính gồm: đá quý, thủy sản, máy móc, giày dép, cà phê, dệt may, sản phẩm túi xách, ô dù và đồ dùng nội thất… Việt Nam nhập khẩu từ nước này kim loại quý, máy móc thiết bị, phụ tùng, hóa chất, tân dược, chất dẻo...
Có thể bạn quan tâm

Theo giới thiệu của cán bộ phòng nông nghiệp huyện, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi cá lồng của gia đình ông Trương Công Suất, ở làng Côn, xã Ái Thượng, ông cho biết: “Sau khi Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 đi vào vận hành, gia đình tôi đầu tư đóng 5 lồng bè, thả từ 300 đến 400 con cá.

Tuy nhiên, trong tổng số diện tích trên có tới 1.400 ha không chủ động được nguồn nước trong quá trình sản xuất. Nguyên nhân là do những diện tích này nằm trên độ dốc cao, trong khi hệ thống thủy lợi xuống cấp, thiếu nguồn nước, năng lực tưới kém, do vậy, hiệu quả sản xuất không cao.

Vấn đề tìm đầu ra cho nông sản đã trở thành một vòng luẩn quẩn trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, câu chuyện “được mùa rớt giá”, “được giá mất mùa” cũng là nỗi lo thường trực của nông dân và các ngành chuyên môn.

Thời gian qua, huyện Yên Định đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người dân trồng rau an toàn, như: Hỗ trợ đất đai, chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết đấu mối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho người dân, quy hoạch thành vùng sản xuất chuyên canh...

7 tháng đầu năm, sản lượng khai thác thủy sản của thị xã đạt 11.566 tấn, bằng 61,5% so với kế hoạch, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013. Ngoài việc bảo đảm về sản lượng khai thác, nhiều tàu cá với trang thiết bị ngày càng hiện đại đã khai thác được nhiều sản phẩm có giá trị cao như cá ngàng, cá ngừ...