Nông Sản Sẵn Sàng Ra Chợ Tết

Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 cận kề, nhà vườn trồng cam sành, bưởi Năm Roi, dưa hấu,… đang tất bật chuẩn bị sản phẩm phục vụ thị trường trong niềm phấn khởi trúng mùa, được giá.
Cam, bưởi “chảnh” giá
Càng về cuối năm, các nhà vườn trồng cam sành ở Hợp tác xã (HTX) Cam sành Tân Hội (TP Vĩnh Long) khá tất bật đóng gói sản phẩm chuyển giao cho khách hàng. Ông Hồ Hữu Phận- Chủ nhiệm HTX Cam sành Tân Hội cho biết, hơn tháng qua HTX bán ra thị trường hàng chục tấn cam sành. Trước ngày 22 âm lịch này, còn một số hợp đồng phải giao hàng nên HTX đang ráo riết chuẩn bị.
Cũng theo ông Hồ Hữu Phận, khách hàng nhiều nơi biết tiếng cam sành ở đây nhờ có nhãn hiệu. Vì thế, số lượng hợp đồng bao tiêu sản phẩm ngày một tăng. Mặt khác, năm nay HTX cũng chủ động ký gửi bán tại trạm dừng chân xe khách, quán cơm nên giá cả tốt hơn rất nhiều so thời điểm giáp tết những năm trước.
“Hiện cam xô giá từ 18.000- 20.000 đ/kg. Dịp tết này, xã viên của chúng tôi có người thu được hàng trăm triệu đồng”- ông Hồ Hữu Phận phấn khởi nói.
Theo xu hướng thị trường tết, giá bưởi sẽ tăng mạnh trong những ngày cuối năm, vì đây là loại trái cây không thể thiếu để chưng bàn thờ. Nếu cách đây hơn tháng, thương lái mua bưởi Năm Roi từ 12.000- 15.000 đ/kg (loại 1) thì hiện giá tăng lên gấp đôi.
Ông Nguyễn Trung Hiếu- Chủ nhiệm HTX Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa (xã Mỹ Hòa- TX Bình Minh) cho biết: “Giá bưởi tết năm nay tăng khoảng 20%. Hiện thương lái đến thu mua bưởi tại vườn với giá 30.000 đ/kg (loại 1); loại 2 từ 20.000- 26.000đ. Mức giá này bà con trồng bưởi ăn tết lớn”.
Ông Nguyễn Ngọc Đầy (ấp Mỹ Thới 1, xã Mỹ Hòa) có hơn 9 công bưởi đón tết. “Năm nay bà con trồng bưởi ai cũng vui mừng vì được trúng mùa, giá cao. Trừ hết chi phí, trung bình mỗi công bưởi người trồng lời từ 40- 50 triệu đồng. Ai có bưởi bán đúng dịp tết thì lời nhiều hơn.”
Nguyên nhân giá bưởi tăng cao, theo nhiều nhà vườn là do sâu đục trái còn khá phổ biến nên không ít nhà vườn đốn bưởi trồng cây khác. Mặt khác, xử lý bưởi ra trái dịp tết rất ít hộ thực hiện được nên cung không đủ cầu.
Dưa lê, dưa hấu đón tết
Trong khi đó, để đa dạng thị trường tết, nông dân ở Gò Công Tây (Tiền Giang) đến xã Trường An (TP Vĩnh Long) thuê khoảng 2ha để trồng dưa lê (giống dưa vỏ vàng ruột trắng).
Nhiều người trồng cho biết, số ít dưa lê tiêu thụ nội địa, còn lại tiêu thụ mạnh ở thị trường Trung Quốc. Thời điểm đầu tháng 10 âm lịch xuống hột và lối 20 tháng Chạp có thể thu hoạch. Năng suất khoảng 2,4- 2,5 tấn/công.
Phong trào thuê đất trồng dưa hấu nhiều năm qua diễn ra ở đây mỗi khi tết đến cũng khá sôi nổi. Ông Văn Duy Phước- Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Trường An cho biết, vụ dưa hấu tết này người dân địa phương và ở Tiền Giang đã xuống giống được khoảng 7ha, tập trung nhiều ở ấp Tân Quới Tây.
Năm nay, diện tích trồng dưa hấu nhiều nơi giảm mạnh nên giá cả đã bắt đầu tăng. Hiện giá dưa dao động 3.000- 5.000 đ/kg, đặc biệt dưa chưng có giá 7.000- 8.000 đ/kg, với giá này người trồng lời 50- 60 triệu đồng/ha.
Sau nhiều ngày tìm kiếm, chị Nguyễn Thị Thanh Huyền (xã Long Phú- Tam Bình) vừa mua được 2 công dưa hấu ở xã Ngãi Tứ để bán lại dịp tết với giá 28 triệu đồng. Theo chị, năm nay do nhiều nông dân chuyển trồng cam sành nên diện tích giảm, mỗi công dưa mua bán lại đã tăng thêm từ 4- 5 triệu đồng.
Các thương lái ở Tiền Giang, Cần Thơ do nắm bắt hàng dưa hấu năm nay khan hiếm nên cũng đã đổ xô sang Vĩnh Long “săn lùng” tại các ruộng “mua mão” bán kiếm lời dịp tết.
Hơn 20ha rau màu phục vụ tết
Ông Trần Văn Hiền- Chủ nhiệm HTX Rau an toàn Phước Hậu (Long Hồ) cho biết: Đến thời điểm này, hơn 30 thành viên HTX đã gieo trồng khoảng 20ha rau màu các loại để cung ứng thị trường tết, tăng hơn khoảng 10% so năm ngoái. Hiện HTX cũng đã ký được hợp đồng cung cấp vài chục ký rau mỗi ngày cho Siêu thị Co.opmart Vĩnh Long và Metro Cần Thơ.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, người nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ Đông luôn thắc thỏm lo âu trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông. Ông Nguyễn Văn Thấy (73 tuổi), ngụ tổ 3, ấp Voi, xã An Thạnh, huyện Bến Cầu (khu vực hạ du cầu Gò Dầu) là một trong những người nuôi cá bè lâu năm ở đây. Ông Thấy quê ở An Giang, lên Tây Ninh mưu sinh từ 20 năm trước. Lúc mới về đây, gia đình ông hoàn toàn trắng tay, chỉ có chiếc ghe nhỏ cũ vừa là “nhà”, vừa là phương tiện đánh bắt cá kiếm sống.

Cơn lũ bất ngờ đêm 16-11 làm nhiều người dân không kịp trở tay. Chỉ trong phút chốc, nhiều hộ dân ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng - nơi bị thiệt hại nặng nề của trận lũ - phải chịu cảnh trắng tay vì lũ…

Sau một thời gian tạm lắng, đến nay tình trạng người dân đăng đặt đáy rớ, ngư lưới cụ, chướng ngại vật, khai thác thủy sản trái phép trong phạm vi vùng nước cảng biển, luồng tàu, vùng quay trở tàu Cảng Chân Mây lại tái diễn, gây cản trở giao thông đường thủy, làm thiệt hại về kinh tế cho các đơn vị, tàu thuyền đăng ký kinh doanh, hoạt động tại bến cảng này.

Theo UBND huyện Cát Hải (Hải Phòng), tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 10 tháng đạt 7.400 tấn; cả năm ước đạt 9.000 tấn, trong đó: khai thác thuỷ sản ước đạt 3.700 tấn, bằng 100% kế hoạch; nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 5.300 tấn, bằng 100% kế hoạch.

Nuôi bò nhốt chuồng, lấy phân bò nuôi giun quế, lấy giun quế nuôi lươn, làm thức ăn chăn nuôi. Mô hình khép kín trên cho gia đình anh Vũ Văn Hòa, xóm 12, thôn Thăng Long, xã Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình thu nhập mỗi năm khoảng 300 triệu đồng.