Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Sản Sạch Vẫn Bí Đầu Ra

Nông Sản Sạch Vẫn Bí Đầu Ra
Ngày đăng: 01/05/2012

Hiện nay, một số hộ nông dân cũng như doanh nghiệp tham gia GAP đang muốn trở lại sản xuất theo kiểu truyền thống, bởi một lý do khá đơn giản: Sản phẩm GAP chưa được thị trường thừa nhận.

Theo ông Phạm Đồng Quảng- Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), dù quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP khó mấy, người dân cũng làm được nhưng nếu không có đầu ra, thị trường không được quản lý chặt, các sản phẩm không theo tiêu chuẩn GAP bị trà trộn vào thì người nông dân cũng chịu.

Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) cũng cho rằng: "Trong giai đoạn đầu áp dụng quy chuẩn GAP đối với sản xuất nông sản đã cho những kết quả rất đáng khích lệ, đồng thời người nông dân cũng như doanh nghiệp đã từng tham gia rất hồ hởi nhiệt tình.

Thế nhưng, hiện nay, có một thực tế là hiện nay các hộ nông dân cũng như doanh nghiệp tham gia GAP lại đang có tâm lý dao động muốn trở lại sản xuất theo kiểu truyền thống, bởi một lý do khá đơn giản: Sản phẩm GAP chưa được thị trường thừa nhận.

Cũng theo ông Tiệp, qua khảo sát cho thấy, khi tham gia chương trình VietGAP, người trồng trọt phải tuân thủ hàng chục yêu cầu khắt khe trong quy trình nuôi trồng thế nhưng lại không được lợi gì khi mà sản phẩm bán ra chẳng khác gì các sản phẩm được sản xuất theo kiểu thông thường.

Ngoài ra, theo ông Quảng: "Việc quản lý trồng, chăm sóc và chất lượng rau an toàn có nơi bị buông lỏng, không kiểm soát được khiến người tiêu dùng không tin tưởng vào chất lượng. Chính vì chưa có một quy trình thống nhất và cơ chế khuyến khích sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo GAP nên đã không thu hút được các doanh nghiệp và người nông dân tham gia hưởng ứng, ít ra là trong thời điểm hiện nay".

Hiện nay, đã có hàng loạt loại nông sản như chôm chôm, rau các loại, bưởi, xoài, cam… ở nước ta được áp dụng theo quy trình sản xuất VietGAP. Song việc tiêu thụ đầu ra hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

Thị trường trái cây đích ngắm 2 tỷ USD Thị trường trái cây đích ngắm 2 tỷ USD

Theo thống kê của Bộ Công Thương, xuất khẩu trái cây Việt Nam liên tục tăng, từ 827 triệu USD (2012) lên 1 tỷ USD (2013) và 1,477 tỷ USD (2014). Với kết quả tăng trưởng khả quan này, năm 2015, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu trái cây lên 2 tỷ USD. Liệu đích ngắm ấy có quá xa?

05/10/2015
Lúa dược liệu đắt như tôm tươi Lúa dược liệu đắt như tôm tươi

Gạo có hàm lượng chất dinh dưỡng cao (còn gọi gạo dược liệu) được khách hàng châu Âu tìm đến tận ruộng đặt mua với giá cao ngất ngưởng.

05/10/2015
Khởi nghiệp bằng nghề nuôi bồ câu Khởi nghiệp bằng nghề nuôi bồ câu

Chán sự gò bó, suốt ngày quanh quẩn trong nhà máy khi làm công nhân, anh Quách Thành Nguyên (32 tuổi, ngụ KP.12, xã Long Đức, H.Long Thành, Đồng Nai) quyết định khởi nghiệp với nghề nuôi bồ câu.

05/10/2015
Phân tích kỹ thuật thị trường cà phê ngày 03/10/2015 Phân tích kỹ thuật thị trường cà phê ngày 03/10/2015

cà phê Robusta kỳ hạn 11/15: Giá mở cửa tại 1.563, mức thấp nhất trong phiên 1.562, bên bán và bên mua tranh chấp vùng 1565 - 1780 gần như hết phiên có giá cao nhất 1.785, áp lực bán đẩy xuống 1.562, bên mua đẩy lên đóng cửa 1.578, khối lượng giao dịch 5.820 lô.

05/10/2015
 Hàng ngàn ha hồ tiêu nhiễm bệnh Hàng ngàn ha hồ tiêu nhiễm bệnh

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, hiện tại tỉnh Bình Phước có gần 1.800ha hồ tiêu của người dân bị nhiễm bệnh vì mưa nắng bất thường, trong đó tập trung nhiều nhất ở các huyện Bù Gia Mập, Bù Đốp và Lộc Ninh.

05/10/2015