Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Sản Sạch Vẫn Bí Đầu Ra

Nông Sản Sạch Vẫn Bí Đầu Ra
Ngày đăng: 01/05/2012

Hiện nay, một số hộ nông dân cũng như doanh nghiệp tham gia GAP đang muốn trở lại sản xuất theo kiểu truyền thống, bởi một lý do khá đơn giản: Sản phẩm GAP chưa được thị trường thừa nhận.

Theo ông Phạm Đồng Quảng- Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), dù quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP khó mấy, người dân cũng làm được nhưng nếu không có đầu ra, thị trường không được quản lý chặt, các sản phẩm không theo tiêu chuẩn GAP bị trà trộn vào thì người nông dân cũng chịu.

Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) cũng cho rằng: "Trong giai đoạn đầu áp dụng quy chuẩn GAP đối với sản xuất nông sản đã cho những kết quả rất đáng khích lệ, đồng thời người nông dân cũng như doanh nghiệp đã từng tham gia rất hồ hởi nhiệt tình.

Thế nhưng, hiện nay, có một thực tế là hiện nay các hộ nông dân cũng như doanh nghiệp tham gia GAP lại đang có tâm lý dao động muốn trở lại sản xuất theo kiểu truyền thống, bởi một lý do khá đơn giản: Sản phẩm GAP chưa được thị trường thừa nhận.

Cũng theo ông Tiệp, qua khảo sát cho thấy, khi tham gia chương trình VietGAP, người trồng trọt phải tuân thủ hàng chục yêu cầu khắt khe trong quy trình nuôi trồng thế nhưng lại không được lợi gì khi mà sản phẩm bán ra chẳng khác gì các sản phẩm được sản xuất theo kiểu thông thường.

Ngoài ra, theo ông Quảng: "Việc quản lý trồng, chăm sóc và chất lượng rau an toàn có nơi bị buông lỏng, không kiểm soát được khiến người tiêu dùng không tin tưởng vào chất lượng. Chính vì chưa có một quy trình thống nhất và cơ chế khuyến khích sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo GAP nên đã không thu hút được các doanh nghiệp và người nông dân tham gia hưởng ứng, ít ra là trong thời điểm hiện nay".

Hiện nay, đã có hàng loạt loại nông sản như chôm chôm, rau các loại, bưởi, xoài, cam… ở nước ta được áp dụng theo quy trình sản xuất VietGAP. Song việc tiêu thụ đầu ra hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

Giá Mít Thái Siêu Sớm Giảm 4.000 Đồng/kg Giá Mít Thái Siêu Sớm Giảm 4.000 Đồng/kg

Theo các thương lái, nguyên nhân giảm giá do chỉ tiêu thụ nội địa, việc xuất khẩu sang một số nước như các năm trước đã bị giảm số lượng. Ngoài ra, hiện nay đang vào mùa của nhiều loại trái cây nên người tiêu dùng phần nào hạn chế ăn mít mà chuyển sang măng cụt, chôm chôm, thanh long, sầu riêng…

11/07/2014
Kinh Nghiệm Bảo Vệ Đàn Gia Súc Trong Mùa Đông Ở Quản Bạ Kinh Nghiệm Bảo Vệ Đàn Gia Súc Trong Mùa Đông Ở Quản Bạ

Mới chớm mùa Đông, nhiều nơi trên địa bàn huyện Quản Bạ có nhiệt độ lạnh về đêm, thường xuyên có sương muối dày đặc vào buổi sáng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất; trong đo, việc bảo vệ đàn trâu, bò luôn là mối quan tâm của đồng bào nơi đây. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc và vật nuôi.

03/12/2014
Không Nên Chạy Theo Diện Tích Cao Su Không Nên Chạy Theo Diện Tích Cao Su

Trong 6 tháng đầu năm 2014, diện tích cây cao su toàn tỉnh bị thanh lý và chặt bỏ là 1.749 ha. Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: "Ngành cao su không nên chạy theo diện tích mà nên đi vào hướng thâm canh, tăng năng suất, tăng hiệu quả. Đặc biệt là tìm cách chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu".

11/07/2014
Thực Hư Thực Hư "Cua Biển Cà Mau" Bán Siêu Rẻ

Nhiều thương lái thu mua cua biển ở Cà Mau khẳng định, không có chuyện cua biển Cà Mau “bò” ra các vỉa hè ở Hà Nội hay trên Sài Gòn với giá siêu rẻ.

11/07/2014
Huyện Mèo Vạc Có Gần 6.000 Đàn Ong Mật Huyện Mèo Vạc Có Gần 6.000 Đàn Ong Mật

Hiện toàn huyện có gần 6.000 đàn o­ng, bình quân mỗi đàn cho 3 lít mật/năm, tập trung nhiều ở các xã Giàng Chu Phìn, Thượng Phùng, Xín Cái, Pải Lủng, Sủng Trà và thị trấn Mèo Vạc... Thời điểm này, các chủ o­ng đang bắt đầu thu hoạch mật o­ng với sản lượng đạt khá cao.

03/12/2014