Nông Nghiệp Thắng Lớn

Có thể nói năm 2014, thời tiết khí hậu cũng như các điều kiện khác đều khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên nhiều lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản của tỉnh đều vượt kế hoạch và tăng trưởng khá cao so với năm 2013.
Trên lĩnh vực trồng trọt, nhờ chủ động nguồn nước từ các công trình thủy lợi, kết hợp với triển khai chặt chẽ kịp thời các biện pháp chỉ đạo thời vụ, phòng chống dịch bệnh hiệu quả nên năng suất, sản lượng các cây trồng đều tăng. Sản lượng lương thực đạt cao nhất từ trước đến nay, với trên 778,2 ngàn tấn, vượt 9,6% kế hoạch, tăng 2,6% so với năm trước. Đến cuối năm 2014 thực hiện được 1.162 ha giống lúa xác nhận, triển khai được 1.100 ha sản xuất lúa chất lượng cao và 354 ha sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn.
Cùng với sản xuất lương thực, các cây trồng lợi thế tiếp tục được đầu tư mở rộng. Đến cuối năm 2014 toàn tỉnh có 23.200 ha thanh long, tăng gần 13% so năm trước (trong đó có 8.088 ha được cấp giấy chứng nhận VietGAP), vượt xa so với kế hoạch; cây cao su khoảng 42.800 ha, vượt 5,7% kế hoạch, tăng 4,3% so năm trước.
Chăn nuôi khá ổn định, đã ngăn chặn đà suy giảm của các năm trước, đàn lợn tăng 4,9%, đàn gia cầm tăng 1,5%. Công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc gia cầm, kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ khá chặt chẽ, đã phát hiện và khống chế 1 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại xã Nam Chính, huyện Đức Linh. Trồng rừng tập trung thực hiện 2.700ha, vượt 12,5% kế hoạch, giao khoán bảo vệ rừng từ nguồn vốn ngân sách 115.690 ha, đạt kế hoạch đề ra.
Trên lĩnh vực khai thác thủy sản, nhờ ngư trường diễn biến thuận lợi nên sản lượng khai thác đạt 188,8 ngàn tấn, vượt kế hoạch 3 ngàn tấn. Mô hình tổ khai thác hải sản trên biển được đẩy mạnh. Số tàu cá có công suất lớn tiếp tục tăng, đến nay số tàu cá có công suất 90 CV trở lên là 2.320 chiếc với tổng công suất 806.000 CV. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục tập trung vào các đối tượng và sản phẩm lợi thế như tôm giống tôm thẻ chân trắng, nuôi cá mú, cá bớp, tôm hùm trên biển, sản lượng thu hoạch đạt trên 14,6 ngàn tấn, vượt 14,8% kế hoạch, tăng 6,9% năm trước.
Đặc biệt là sản xuất tôm giống, ngày càng khẳng định Bình Thuận là trung tâm sản xuất tôm giống lớn của cả nước với mức sản xuất và tiêu thụ đạt 25 tỷ post, đạt 250% kế hoạch, tăng 43,7% so năm trước…
Tuy đạt được nhiều kết quả nổi bật, nhưng vấn đề tiêu thụ sản phẩm và giá cả nông sản sồi sụt thất thường vẫn đang là nỗi lo của người sản xuất. Điệp khúc được mùa mất giá, được giá mất mùa là một thực tế tồn tại lâu nay, thậm chí nhiều sản phẩm không phải “được mùa” lắm như mủ cao su, mía đường, củ mỳ giá vẫn giảm sâu.
Trái thanh long thì giá cả thất thường khi thì cao ngất ngưởng, khi thì thì xuống quá thấp phải vứt bỏ… trong lúc đó thì diện tích cây thanh long phát triển quá nhanh, bất chấp khuyến cáo từ các nhà quản lý. Tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi nhất là nắng hạn trong những tháng cuối năm đang là nỗi lo thiếu nước ở nhiều vùng của tỉnh, báo hiệu những khó khăn mới cho sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới.
Năm 2015, năm kết thúc kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015), nhằm tạo ra tốc độ tăng trưởng cao hơn trong ngành nông nghiệp để hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ đã đề ra, thiết nghĩ cần phải tập trung chỉ đạo đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức liên kết phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh, giá trị sản phẩm.
Đối với các cây trồng chủ lực, cây trồng lợi thế như cây lúa cần chú trọng các biện pháp thâm canh tăng năng suất, phát triển sản xuất lúa chất lượng cao, lúa đặc sản; cây thanh long cần quản lý chặt chẽ diện tích và tập trung phát triển theo tiêu chuẩn VietGAP; phát triển bền vững, ổn định cây cao su theo quy hoạch, nâng cao năng suất, chất lượng mủ.
Phát triển chăn nuôi theo hướng hiệu quả, an toàn dịch bệnh, có thị trường ổn định. Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản, khuyến khích phát triển và nhân rộng mô hình khai thác hải sản xa bờ gắn với dịch vụ, sơ chế, bảo quản sản phẩm trên biển. Đồng thời chú trọng phát triển nuôi trồng các loại hải sản lợi thế, giá trị kinh tế cao, nhất là tôm giống.
Thực hiện tốt chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, phát triển liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ hàng hóa cho người sản xuất.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=510&news_id=71533#content
Có thể bạn quan tâm

Hơn 8 năm nay, 60ha đất sản xuất nông nghiệp ở các cánh đồng Tam Ván, Tân Đức, xã Bình Châu (Bình Sơn) không sản xuất được khiến đời sống 800 hộ nông dân ở các thôn Châu Thuận Nông, Phú Quý, Tân Đức gặp khó khăn.

Không chỉ riêng trường hợp bà Ráng, nhiều hộ nông dân ở đây cũng gặp tình cảnh tương tự khi Xí nghiệp đường Cà Mau (thuộc Công ty cổ phần mía đường Tây Nam ở ấp I, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) thông báo không thu mua mía nguyên liệu trong vùng và hàng trăm hộ dân ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

Bà Nguyễn Thị Lướt có vườn nhãn ở số 2/1 Tỉnh lộ 329, ấp Nhơn Hòa, xã Xuyên Mộc cho biết: Năm nay, dù thời tiết không thuận lợi do khô hạn, thiếu nước tưới nên năng suất các vườn nhãn thấp hơn; nhưng nhờ giá ổn định ở mức 12.000đ/kg nên nhà vườn thu lãi tốt từ vụ thu hoạch chính trong năm.

Cụ thể thương lái ở Đồng Tháp, An Giang và TP. Cần Thơ đến tận nơi thu mua cá lóc cỡ 0,7 - 0,8kg/con với giá dao động 34.000 – 35.000đ/kg (tăng hơn tuần trước 3.000đ/kg), giá lươn cỡ 250 – 300 gram/con từ 150.000 - 160.000đ/kg (tăng 5.000đ/kg), giá cá tra thương phẩm từ 24.000 - 24.200đ/kg (tăng 500đ/kg).

Từ năm 2011 Cần Thơ xây dựng CĐL đầu tiên chỉ với 400 ha, đến vụ HT 2014 có 14 DN ký hợp đồng liên kết trên 63 CĐL trên 5.700 ha với 12.000 nông hộ tham gia. Nhiều nông dân cho biết sản xuất trong CĐL an tâm không phải lo khâu tiêu thụ nhờ có sự tham gia bao tiêu của DN và đạt lợi nhuận cao so với sản xuất nhỏ lẻ trước đây.