Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Nghiệp Tây Ninh 5 Năm Tới

Nông Nghiệp Tây Ninh 5 Năm Tới
Ngày đăng: 01/08/2011

Theo Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2011-2015 của UBND tỉnh Tây Ninh trình kỳ họp thứ hai -HĐND tỉnh khoá VIII cho biết, 5 năm qua (2006-2010), sản xuất nông - lâm - thuỷ sản của tỉnh tiếp tục duy trì được tăng trưởng cao trong điều kiện khó khăn và thách thức do dịch bệnh và thời tiết. Giá trị sản xuất tăng bình quân hằng năm 6,6%, vượt mức tăng bình quân hằng năm đã đề ra (KH: 5,5-6%). Chất lượng sản xuất hàng hoá ngày càng nâng lên; khoa học- công nghệ được nhân rộng; phát huy được lợi thế, hiệu quả về đất đai. Trồng trọt gắn với thị trường tiêu thụ. Năng suất các loại cây trồng đều tăng. Chăn nuôi có khởi sắc hơn, chăn nuôi trang trại với mô hình công nghệ mới được hình thành. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân hằng năm 12%; nuôi trồng thuỷ sản phát triển theo hướng tập trung, sản lượng bình quân hằng năm tăng 22,6%. Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển với hơn 2.400 trang trại nông - lâm - thuỷ sản. Tỷ lệ cơ giới hoá trong nông nghiệp đạt 50%. Công tác lâm nghiệp, tập trung công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng. 5 năm qua (2006-2010) cả tỉnh trồng được 2.805 ha rừng, bình quân hằng năm trồng được 560 ha, trồng 4 triệu cây phân tán. Đến năm 2010, diện tích đất có rừng 45.308 ha (chưa kể diện tích khoanh nuôi rừng tái sinh: 10.354 ha), nâng tỷ lệ độ che phủ tự nhiên đạt 40,1% (KH: trên 40%). Công tác thuỷ lợi, quản lý thuỷ nông từng bước được cải tiến, phục vụ tưới an toàn cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ chế biến cho một số nhà máy công nghiệp.

Từ những kết quả đạt được trong 5 năm qua, UBND tỉnh đề ra mục tiêu phát triển nông-lâm-thuỷ sản trong 5 năm tới (2011-2015): Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao; từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch; hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao. Xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển theo hướng gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại.

Giá trị sản xuất nông-lâm-thuỷ sản tăng bình quân hằng năm giai đoạn 2011-2015 là 5,5%; dự kiến đến năm 2015 tỷ trọng nông- lâm -thuỷ sản trong GDP đạt 18-19%; tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt từ 20% trở lên; 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

Định hướng phát triển nông- lâm-ngư nghiệp trong thời gian tới là đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tạo đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Phát triển các mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất. Tiếp tục mở rộng việc ký kết hợp đồng đầu tư và thu mua sản phẩm nông nghiệp giữa nhà doanh nghiệp với nông dân. Quy hoạch lại đất trồng lúa; hình thành vùng lúa cao sản chất lượng cao; bảo đảm an ninh lương thực; phát triển các vùng chuyên canh rau sạch; khuyến khích phát triển cây cao su; duy trì vùng nguyên liệu và năng suất cây mía. Tập trung tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, xây dựng thương  hiệu các cây công nghiệp. Diện tích gieo trồng một số cây trồng chính như sau: lúa: 120.000 ha, mì: 30.000 ha, mía: 30.000 ha, cao su: 75.000 ha.

 Phát triển ngành chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp bảo đảm an toàn về dịch bệnh. Tập trung nâng cao chất lượng giống, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả; tăng cường công tác thú y, phòng chống dịch bệnh; phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp; tổ chức lại và hiện đại hoá cơ sở  giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm.

 Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 3 loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Tập trung công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng. Duy trì quỹ đất lâm nghiệp khoảng 70.000 ha. Tiếp tục giao nhận khoán toàn bộ diện tích rừng  hiện có; đẩy mạnh trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán. Khuyến khích các cá nhân, tổ chức mọi thành phần kinh tế tham gia bảo vệ, phát triển rừng.

 Nuôi trồng thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng  hoá đi đôi  với bảo vệ môi trường sinh thái. Tập trung bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản hồ Dầu Tiếng đi đôi với bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Phát triển nuôi trồng ven sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, kênh chính Đông, kênh chính Tây.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Ào Ạt Phá Bỏ Ruộng Mía Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Nông Dân Ào Ạt Phá Bỏ Ruộng Mía Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Do 2 năm liên tục bị lỗ, nên nhiều hộ dân ở Cù Lao Dung sau khi thu hoạch xong đã phá bỏ ruộng mía để chuyển sang nuôi tôm, trồng bắp lai, khoai lang, ổi… Dự kiến vụ mía 2014-2015 sẽ có hơn 500ha mía bị phá bỏ. Theo kế hoạch đến năm 2020, huyện Cù Lao Dung sẽ giảm từ 8.215ha mía hiện nay xuống còn khoảng 4.000ha, bởi cây mía ngày càng kém hiệu quả.

22/02/2014
Nuôi Lươn Không Bùn Cho Giá Trị Kinh Tế Cao Nuôi Lươn Không Bùn Cho Giá Trị Kinh Tế Cao

Gần đây, được sự hỗ trợ vốn từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Dương, nhiều nông dân ở xã An Sơn, TX.Thuận An đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi lươn không bùn cho giá trị kinh tế cao.

19/03/2014
Quy Hoạch Phát Triển Thanh Long Bền Vững Quy Hoạch Phát Triển Thanh Long Bền Vững

Thanh long được coi là cây xóa đói giảm nghèo và cũng là cây làm giàu của Bình Thuận. Những năm qua, cây thanh long đã mang lại kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh và cũng làm thay đổi diện mạo nhiều vùng đất đai kém màu mỡ ở đây. Từ hiệu quả trông thấy, cây thanh long đang tiếp tục được đầu tư phát triển trên vùng đất nắng gió này.

22/02/2014
Tăng Cường Quản Lý Môi Trường Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng Cường Quản Lý Môi Trường Nuôi Trồng Thủy Sản

Hiện nay, môi trường nuôi trồng thủy sản tại một số vùng nuôi trong tỉnh Phú Yên không ổn định; độ mặn và độ kiềm trong nước rất thấp; ô nhiễm dinh dưỡng và ô nhiễm vi sinh cũng được phát hiện ở các vùng nuôi. Ngoài ra, bệnh tôm nuôi cũng tiếp tục diễn biến phức tạp tại các vùng nuôi thuộc huyện Tuy An…

19/03/2014
Khá Lên Nhờ Mạnh Dạn Đầu Tư Khá Lên Nhờ Mạnh Dạn Đầu Tư

Nuôi bò sữa ở vùng ngoại thành TPHCM đạt hiệu quả khá cao. Nhưng do tốc độ đô thị hóa và lao động ngày càng khan hiếm, nên người nuôi bò sữa TP từng bước cơ giới hóa các khâu. Giờ đây, các hộ nuôi bò sữa bắt đầu thấy rõ lợi ích việc sử dụng thiết bị khâu vắt sữa.

19/03/2014