Nông dân yên tâm sản xuất lúa Nhật

Khi thực hiện liên kết sản xuất, sản phẩm được bao tiêu cố định từ 6.300 – 6.900 đồng/kg lúa tươi, ẩm độ là 300C và tùy theo từng loại giống lúa.
Theo đó, diện tích sản xuất lúa Nhật vụ đông xuân là 1.600 héc-ta, vụ hè thu và thu đông, 8.000 héc-ta/ vụ.
Năm 2015, nông dân sản xuất lúa Nhật trên địa bàn tỉnh đều đạt về năng suất và chất lượng, ổn định về giá cả, nên yên tâm sản xuất.
Từ đầu năm, công ty tiến hành thảo luận với nông dân về các điều khoản, quyền lợi, trách nhiệm khi tham gia sản xuất.
“Đặc biệt là giá cả thu mua được triển khai từ lúc bắt đầu ký kết hợp đồng và không thay đổi theo biến động của thị trường.
Điều này làm bà con nông dân rất yên tâm sản xuất”- Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Châu Văn Ly phân tích.
Biểu dương các Hội Nông dân tích cực tham gia dự án trồng lúa Nhật
Nhằm khắc phục những khó khăn trong việc thu mua lúa tươi, năm nay, công ty đã cải tiến việc thu mua, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con khi mang lúa đến kho.
Theo đó, vụ đông xuân tới, công ty sẽ nâng công suất của nhà máy sấy Ba Thê (Thoại Sơn) lên đến 290 tấn/ngày, tăng 80 tấn/ngày so với năm 2014 và tăng hơn năm 2015 là 60 tấn/ngày.
Ông Akira Omori, Giám đốc Công ty TNHH Angimex Kitoku cho biết, lúa Nhật được sản xuất và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân, với mức giá từ 6.300 – 6.900 đồng/kg lúa tươi, tăng thêm 300 đồng/kg so với năm rồi.
Năm 2016, công ty mong muốn tổ chức lại vùng sản xuất lúa Nhật tại khu vực các xã lân cận nhà máy sấy Ba Thê để tạo nên vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài… Thấy được hiệu quả, nông dân ở các xã: Mỹ Hiệp Sơn, Mỹ Thái, Mỹ Phước (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) cũng tham gia liên kết sản xuất lúa Nhật, nhờ vậy tạo được nguồn nguyên liệu dự phòng cho công ty.
Ông Bùi Văn Tám (xã Hòa Bình Thạnh, Châu Thành) sản xuất 4 héc-ta lúa nhật, năng suất đạt được 7,9 tấn/công, hồ hởi: “Mần lúa mà biết giá trước, được đảm bảo quyền lợi thông qua hợp đồng, coi như cầm chắc lợi trong tay thì nông dân yên tâm.
Lúc này, chỉ tập trung vào lo canh tác thôi, năng suất cao thì lợi nhuận mình càng nhiều”.
Đối với các Tổ hợp tác sản xuất lúa Nhật, công ty tổ chức họp nông dân trước khi chuẩn bị mùa vụ mới, trao đổi ý kiến cần bổ sung, khắc phục những vấn đề còn hạn chế.
Mọi người đồng thuận, ký hợp đồng, bắt tay vào sản xuất.
Đây cũng là nguyên nhân giúp cho mô hình liên kết sản xuất lúa Nhật ngày càng phát triển.
Ngoài các khoản hợp đồng chặt chẽ thực hiện đúng quy trình hướng dẫn: Sử dụng giống, gieo cấy, chăm sóc, khử lẫn, phơi khô, giê sạch...
nông dân trực tiếp sản xuất lúa Nhật còn được công ty thưởng thêm tiền trên từng ký lúa được thu mua và nhiều năm tham gia hợp đồng sản xuất cũng được thưởng thêm.
Trong quá trình canh tác, lực lượng cán bộ kỹ thuật của Công ty TNHH Angimex Kitoku và Hội Nông dân các xã đến từng tổ sản xuất để hỗ trợ bà con trong suốt quá trình canh tác.
“Từ lúc gieo sạ đến lúc thu hoạch, nông dân luôn được hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh.
Vụ đông xuân sắp tới, huyện Châu Phú sẽ tập trung phát triển lúa Nhật ở các xã: Bình Chánh, Bình Phú, Đào Hữu Cảnh…”- Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Phú Huỳnh Minh Ngọc chia sẻ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng cho rằng, cần tập trung phát triển vùng nguyên liệu ở huyện Thoại Sơn, vì có nhà máy sấy đặt tại địa phương.
Đồng thời, thông báo rộng rãi đến nông dân để mọi người biết tham gia, mở rộng diện tích sản xuất.
Bên cạnh đó, Hội Nông dân tỉnh, Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn và các địa phương tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện cho đề án hợp tác sản xuất lúa Nhật được triển khai thuận lợi, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nông dân và doanh nghiệp.
Đây là một trong những dự án của chương trình “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Năm ngoái, XK hồ tiêu của nước ta đã đạt gần 1 tỷ USD. Năm nay, đến thời đểm này, tuy chưa có con số thống kê chính thức, nhưng có thể nói, ngành hồ tiêu đã chạm mốc XK 1 tỷ USD.

Anh Hạ Quốc Thắng, ở ấp 5, xã Hòa An (Phụng Hiệp, Hậu Giang) chất 400 chai meo rơm cho biết: Hơn 10 ngày trước, nấm được thu mua tại ruộng với giá 43.000 – 50.000 đ/kg, có lúc tăng đến 60.000 đ/kg. Tuy nhiên, hiện lượng nấm được trồng không còn nhiều nhưng giá lại giảm mà lại còn khó bán hơn trước.

Quỹ Phát triển KH-CN, Sở KH-CN Đồng Nai dự kiến sẽ dành 10 tỷ đồng mỗi năm cho nông dân, doanh nghiệp vay không lãi suất.

Ngày 17/9, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết, 1 tàu cá cùng 13 ngư dân tỉnh này bị hỏng máy trên biển đã khắc phục xong sự cố và đang được tàu hải quân hỗ trợ di chuyển vào đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).

Theo đó, thời gian vào vụ ép mía của Nhà máy đường Casuco và Cty Mía đường Cồn Long Mỹ Phát bắt đầu hoạt động từ ngày 17/9, sớm hơn 3-5 ngày so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, theo dự báo mùa lũ năm nay đến sớm hơn mọi năm và đỉnh điểm lên cao vào tháng 11 tới.