Nông Dân Xử Lý Sầu Riêng Nghịch Vụ Cho Thu Nhập Cao

Những năm gần đây, thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KH-KT) vào sản xuất, nông dân thị xã Cai Lậy chủ động xử lý sầu riêng ra hoa nghịch vụ, khắc phục được tình trạng "được mùa, mất giá", góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ.
Thị xã Cai Lậy có gần 1.000 ha trồng sầu riêng, chiếm 1/4 diện tích vườn chuyên canh, trong đó có khoảng 50% diện tích cho trái, tập trung nhiều ở các xã Long Khánh, Phú Quí và Thanh Hòa. Theo nhiều nông dân cho biết, vụ sầu riêng nghịch năm 2014 - 2015, thời tiết bất lợi nông dân xử lý sầu riêng cây không ra hoa hoặc ra hoa không đạt, phải xử lý lần thứ hai, sản lượng giảm 50% so với cùng kỳ.
Do đó, vụ này, giá tăng đột biến, thương lái đến tại vườn mua sầu riêng hạt lép giống Monthong và Ri 6 từ 100.000 - 110.000 đồng/kg, mặc dù giá sầu riêng tăng ở mức cao nhất từ trước đến nay, nhưng nông dân không có đủ sầu riêng cung cấp cho thị trường, do sản lượng thấp.
Ở đầu vụ nghịch giá tăng đột biến, hiện nay giảm xuống còn 40.000 - 50.000 đồng/kg, nhà vườn vẫn thu lãi từ 300 - 350 triệu đồng/ha. Vụ sầu riêng nghịch năm 2014 - 2015 anh Bùi Văn Út, ở ấp Mỹ Vĩnh, xã Long Khánh trồng trên 1 ha sầu riêng giống Ri 6 và Monthong 8 năm tuổi, do ảnh hưởng thời tiết, cây ra hoa hai đợt, thu hoạch trên 15 tấn, bán giá 65.000 đồng/kg, trừ chi phí anh thu lãi trên 600 triệu đồng/ha, xây dựng nhà ở khang trang, mua sắm đủ tiện nghi gia đình.
Anh Đoàn Văn Tâm ở ấp Phú Thuận, xã Long Khánh xử lý nghịch 0,3 ha sầu riêng giống Monthong 9 năm tuổi, thu hoạch 4 tấn, bán giá 100.000 đồng/kg, trừ chi phí anh thu lãi 350 triệu đồng.
Anh Tâm bộc bạch: "Thông thường khoảng tháng 6 âm lịch anh điều tiết nước cạn trong mương, dùng màng ny-lon phủ mặt liếp, đồng thời phun thuốc kích thích, giúp cây ra hoa đồng loạt, khoảng tháng 11 âm lịch thu hoạch, bán giá bình quân từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, nhưng năm nay giá tăng bất ngờ, cao gấp 3 lần so với vụ nghịch các năm trước, nên gia đình anh thu lãi cao, trước giờ chưa năm nào giá trúng như năm nay".
Không riêng gì anh Út, anh Tâm mà hầu hết nông dân trồng sầu riêng ở thị xã Cai Lậy đều phấn khởi, bởi giá tăng mức kỷ lục trong vài năm gần đây. Nhà vườn xiết nước cạn trong mương, dùng màng phủ nông nghiệp đậy kín gốc, phun thuốc kích thích, giúp cây ra hoa, bón phân cân đối.
Nhờ xử lý thành công sầu riêng ra hoa trái vụ "được mùa, trúng giá", nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Đây là yếu tố quan trọng, giúp nhà vườn mạnh dạn cải tạo vườn tạp, chuyển đất trồng lúa sang trồng sầu riêng, mở rộng diện tích vườn chuyên canh trên địa bàn thị xã trong thời gian tới. Hiện nay, vào bất cứ thời điểm nào trong năm nhà vườn cũng có sầu riêng cung cấp cho thị trường, một loại trái cây đặc sản, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, nằm hai bên bờ sông Măng Thít, cách TP Vĩnh Long 32 km, cách TP Cần Thơ 28 km - từ lâu nổi tiếng thương hiệu cam sành ngọt lịm.

Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định; các đơn vị đăng ký thương hiệu còn ít. Phần lớn sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng được tiêu chí về đăng ký bảo hộ thương hiệu; chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; bao bì, nhãn mác đơn điệu, thiếu tính thẩm mỹ, chưa tạo được thiện cảm với người tiêu dùng; hoạt động quảng bá sản phẩm mới thực hiện trong phạm vi hẹp chứ chưa sâu rộng, đồng bộ… nên số lượng hàng hóa nông sản tiêu thụ tại thị trường lớn chưa nhiều, giá bán bấp bênh.

Giá khóm tại Tân Phước (Tiền Giang) hiện đang rớt giá mạnh khiến nhiều nông dân lo lắng. Qua khảo sát tại các điểm thu mua, giá khóm hiện chỉ trên dưới 1.000 đồng/kg nhưng lượng mua vào rất ít.

Theo ông Đinh Trung Kiên, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), nghề nuôi trồng tu hài đã phát triển nhiều năm nay ở địa phương. Đến nay, Vân Đồn đã có khoảng 100 hộ gia đình và 3 doanh nghiệp nuôi tu hài, thu hút một lượng lớn lao động và mang lại thu nhập khá cao cho ngư dân trong vùng.

Hiện cả nước có 6.000 cơ sở chế biến có công nghệ thiết bị tương đối hiện đại, trong đó, hơn 2.000 cơ sở chế biến nông sản, 570 cơ sở chế biến thủy sản và 3.000 cơ sở chế biến gỗ. Một số ngành đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…, điển hình như thủy sản, nhân hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ...