Nông dân xả hàng, xuất khẩu càphê của Việt Nam có thể tăng kỷ lục

Tuy nhiên, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), triển vọng sản lượng càphê tăng đáng kể cùng với khả năng nông dân "xả bớt" lượng càphê lưu kho sẽ giúp xuất khẩu càphê của Việt Nam tăng lên mức cao kỷ lục trong niên vụ 2015-2016.
USDA nhận định sau một năm nhiều thách thức đối với các nước xuất khẩu càphê nói chung và Việt Nam nói riêng do giá càphê trên thị trường thế giới giảm mạnh, xuất khẩu càphê của Việt Nam trong niên vụ 2015-2016 sẽ hồi phục mạnh mẽ với mức tăng 30% lên mức cao kỷ lục 28,7 triệu bao (1 bao = 60 kg).
Trước đó, trong niên vụ 2014-2015, xuất khẩu càphê của Việt Nam - nước sản xuất càphê lớn thứ hai thế giới và đứng đầu toàn cầu về xuất khẩu càphê robusta - đã giảm 22% xuống 22 triệu bao.
Giới phân tích cho rằng việc càphê rớt giá đã khiến nông dân Việt Nam có chiều hướng găm hàng.
Tính từ đầu năm tới nay, giá càphê robusta trên thị trường thế giới đã giảm khoảng 20%.
càphê robusta giao tháng 1/2016 hiện giao dịch ở mức 1.
546 USD/tấn trên thị trường London.
Các chuyên gia cho rằng mức độ hồi phục xuất khẩu càphê của Việt Nam phụ thuộc vào giá càphê và họ tin tưởng thị trường càphê thế giới sẽ đi lên trong niên vụ 2015-2016 do thời tiết khô hạn sẽ tác động bất lợi tới sản lượng càphê của hai nước xuất khẩu càphê lớn của thế giới là Brazil và Indonesia.
Nhà phân tích Carlos Mera thuộc ngân hàng Rabobank dự báo nếu giá càphê đi lên, nông dân Việt Nam sẽ có thêm động lực bán số càphê mà họ đã găm lại từ những niên vụ trước.
USDA cho rằng hoạt động tưới tiêu hiệu quả của nông dân cùng với việc mưa rơi đúng vào những giai đoạn quan trọng đối với vụ càphê dự báo sẽ giúp sản lượng càphê của Việt Nam tăng 7% lên 29,3 triệu bao trong niên vụ 2015-2016.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang tăng sản lượng càphê arabica (càphê chè).
Báo cáo của USDA nhận định diện tích trồng càphê arabica tại các khu vực miền Bắc sẽ tiếp tục tăng trong tương lai gần.
Có thể bạn quan tâm

Lũ cạn khiến người nông dân ĐBSCL thất thu nặng. Câu hỏi đặt ra: Đâu là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra lũ cạn bất thường năm nay tại miền Tây? Và làm sao để người nông dân vượt qua được khó khăn này?

Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp trong nước đã nhập khẩu hơn 34.000 tấn tôm nguyên liệu từ 20 nước trên thế giới về Việt Nam, phục vụ chế biến, xuất khẩu.

Tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đó, Quảng Ninh đã tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hoá chủ lực của tỉnh, gắn với khai thác lợi thế so sánh theo từng địa phương và vùng sinh thái.

Bạn đọc Nguyễn Văn Tiến (Lục Nam, Bắc Giang) hỏi: Thời gian qua, các phương tiện thông tin phản ánh nhiều về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Vậy người chăn nuôi sử dụng chất cấm bị xử lý thế nào?

Hiện tại, đối với lợn, gà: Thuế nhập khẩu vào Việt Nam cao, nên khi tham gia TPP sẽ phải chịu sức cạnh tranh lớn từ Mỹ và Canada. Đặc biệt, đối với bò đông lạnh (thuế suất 7%), bò sống (5%), chúng ta phải cạnh tranh với các nước Úc và New Zealand có lợi thế về bò.