Nông Dân Vùng Ngập Mặn Bội Thu Vụ Nuôi Tôm Càng Xanh Ở Trà Vinh

Hiện nay, nông dân ở vùng ngập mặn thuộc các huyện Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang của tỉnh Trà Vinh đã thu hoạch gần dứt điểm hơn 2.000 ha nuôi tôm càng xanh trong ao nuôi tôm sú.
Điều phấn khởi là vụ nuôi tôm càng xanh năm nay, nông dân Trà Vinh tiếp tục được bội thu. Năng suất tôm càng xanh đạt bình quân 4 tấn/ha, giá tôm xô từ 160.000 – 180.000 đồng/kg, nông dân đạt lợi nhuận 160 – 180 triệu đồng/ha.
Đây là năm thứ 5, nông dân ở vùng ngập mặn trong tỉnh thực hiện thành công mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao nuôi tôm sú thay thế một vụ nuôi tôm sú trong mùa mưa thường xuyên gặp rủi ro, thua lỗ, do điều kiện thời tiết, môi trường diễn biến bất lợi…
Từ năm 2008, để khuyến khích các hộ nông dân không có đủ điều kiện về hạ tầng kỹ thuật như ao lắng, ao chứa nước thải, hệ thống cống thủy lợi khép kín, không nuôi tôm sú vụ 2 vào mùa mưa, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Trà Vinh kết hợp cùng Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh tổ chức thực hiện đề tài nuôi thực nghiệm: luân canh tôm càng xanh thương phẩm trong ao nuôi tôm sú trên địa bàn huyện Duyên Hải, để nông dân học tập làm theo. Kết quả, mô hình thực hiện thành công và được nhân rộng đến nay với gần 3.000 hộ nông dân tham gia.
Anh Nguyễn Thanh Tâm, ở ấp Giồng Ổi, xã Long Toàn, huyện Duyên Hải là người đầu tiên thực hiện mô hình cho biết: 5 năm qua việc nuôi tôm càng xanh trong ao nuôi tôm sú của gia đình luôn đạt hiệu quả ổn định.
Trên diện tích 1 ha mặt nước, cứ vào đầu tháng 6 âm lịch khi độ mặn nước trong ao giảm xuống còn 1- 2 ‰ là anh bắt đầu thả tôm càng giống với số lượng từ 140.000 – 145.000 con, sau hơn 6 tháng nuôi là thu hoạch, năng suất đạt 3,5 - 4 tấn/ha.
Sau khi thu hoạch tôm càng xanh, vào khoảng trung tuần tháng 1, anh cải tạo lại ao và thả nuôi vụ tôm sú mùa khô. Với phương thức sản xuất này, liên tục mấy năm qua đã giúp anh khai thác diện tích ao nuôi tôm 2 vụ trong năm và hiệu quả mang lại bền vững, không bấp bênh, thua lỗ khi nuôi 2 vụ tôm sú như trước kia.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Trí Công, Phó chủ tịch UBND xã Thiện Hưng (Bù Đốp) cho biết, dê là vật nuôi xóa nghèo hữu hiệu tại xã hiện nay so với một số con khác. Hiện nghề nuôi dê đã phát triển rộng và trải đều ở tất cả các thôn, ấp. Xã vừa quyết định chọn và xây dựng dự án hỗ trợ nuôi dê cho hộ nghèo, cận nghèo, thiếu đất sản xuất.

Để tìm hướng đi mới thay thế nghề nuôi tôm nước lợ nhiều rủi ro, đầu năm nay anh Trần Văn Nhựt (thôn Thanh Tân, xã Tam Thanh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cá chẽm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong những năm qua, từ nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của Hội Nông dân tỉnh và vốn ủy thác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, nhiều hội viên đã có thêm vốn để phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập. Qua đó góp phần thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói, giảm nghèo làm giàu chính đáng.

Nằm ngoài vùng dịch bệnh, không có tình trạng gia cầm nhập lậu tại địa phương, nhưng người chăn nuôi ở Vĩnh Phúc vẫn đang phải đối mặt với tình trạng càng nuôi càng lỗ nặng.

Những năm gần đây, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã chuyển đổi từ nuôi heo, gà sang nuôi các loại đặc sản như heo rừng, rắn, chim trĩ, cá sấu… Đây là các loại vật nuôi có thị trường tiêu thụ ổn định, lãi cao.