Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Vùng Ngập Mặn Bội Thu Vụ Nuôi Tôm Càng Xanh

Nông Dân Vùng Ngập Mặn Bội Thu Vụ Nuôi Tôm Càng Xanh
Ngày đăng: 20/02/2014

Hiện nay, nông dân ở vùng ngập mặn thuộc các huyện Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang của tỉnh Trà Vinh đã thu hoạch gần dứt điểm hơn 2.000 ha nuôi tôm càng xanh trong ao nuôi tôm sú. Điều phấn khởi là vụ nuôi tôm càng xanh năm nay, nông dân Trà Vinh tiếp tục được bội thu.

Năng suất tôm càng xanh đạt bình quân 4 tấn/ha, giá tôm xô từ 160.000 – 180.000 đồng/kg, nông dân đạt lợi nhuận 160 – 180 triệu đồng/ha.

Đây là năm thứ 5, nông dân ở vùng ngập mặn trong tỉnh thực hiện thành công mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao nuôi tôm sú thay thế một vụ nuôi tôm sú trong mùa mưa thường xuyên gặp rủi ro, thua lỗ, do điều kiện thời tiết, môi trường diễn biến bất lợi…

Từ năm 2008, để khuyến khích các hộ nông dân không có đủ điều kiện về hạ tầng kỹ thuật như ao lắng, ao chứa nước thải, hệ thống cống thủy lợi khép kín, không nuôi tôm sú vụ 2 vào mùa mưa, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Trà Vinh kết hợp cùng Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh tổ chức thực hiện đề tài nuôi thực nghiệm: luân canh tôm càng xanh thương phẩm trong ao nuôi tôm sú trên địa bàn huyện Duyên Hải, để nông dân học tập làm theo. Kết quả, mô hình thực hiện thành công và được nhân rộng đến nay với gần 3.000 hộ nông dân tham gia.

Anh Nguyễn Thanh Tâm, ở ấp Giồng Ổi, xã Long Toàn, huyện Duyên Hải là người đầu tiên thực hiện mô hình cho biết: 5 năm qua việc nuôi tôm càng xanh trong ao nuôi tôm sú của gia đình luôn đạt hiệu quả ổn định.

Trên diện tích 1 ha mặt nước, cứ vào đầu tháng 6 âm lịch khi độ mặn nước trong ao giảm xuống còn 1- 2 phần ngàn là anh bắt đầu thả tôm càng giống với số lượng từ 140.000 – 145.000 con, sau hơn 6 tháng nuôi là thu hoạch, năng suất đạt 3,5 - 4 tấn/ha.

Sau khi thu hoạch tôm càng xanh, vào khoảng trung tuần tháng 1, anh cải tạo lại ao và thả nuôi vụ tôm sú mùa khô. Với phương thức sản xuất này, liên tục mấy năm qua đã giúp anh khai thác diện tích ao nuôi tôm 2 vụ trong năm và hiệu quả mang lại bền vững, không bấp bênh, thua lỗ khi nuôi 2 vụ tôm sú như trước kia.


Có thể bạn quan tâm

Nghiên Cứu Cân Đối Dinh Dưỡng Và Cơ Cấu Canh Tác Vùng Trồng Bắp Lai Nghiên Cứu Cân Đối Dinh Dưỡng Và Cơ Cấu Canh Tác Vùng Trồng Bắp Lai

Giáo sư, tiến sĩ Ngô Ngọc Hưng-Trường đại học Cần Thơ đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật cân đối dinh dưỡng và cơ cấu canh tác hợp lý cho vùng trồng bắp lai ở 3 xã Quốc Thái, Phú Hữu và Khánh An (huyện An Phú, An Giang).

08/08/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Xuất Khẩu Lúa Gạo Qua Đường Tiểu Ngạch Tiềm Ẩn Nhiều Rủi Ro Đồng Bằng Sông Cửu Long Xuất Khẩu Lúa Gạo Qua Đường Tiểu Ngạch Tiềm Ẩn Nhiều Rủi Ro

Gần một tháng qua, dọc sông Hậu thuộc các tỉnh, thành Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp… hoạt động thu mua lúa gạo nhộn nhịp “khác thường”. Theo nhiều doanh nghiệp và các thương lái bản địa, đang có một nhóm thương lái là người miền Bắc dẫn theo một số người Trung Quốc vào đây thu gom lúa gạo để xuất sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch làm xáo trộn thị trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro...

08/08/2014
Khánh Hòa, Nhiều Hộ Làm Giàu Nhờ Mô Hình Trồng Táo Thái Lan Khánh Hòa, Nhiều Hộ Làm Giàu Nhờ Mô Hình Trồng Táo Thái Lan

Nhờ chịu khó, ham học hỏi và biết phát huy sức mạnh của tuổi trẻ, anh Hồ Tấn Cường (thôn Quảng Hòa, xã Cam Thành Nam, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) đã trở thành nông dân điển hình sản xuất kinh doanh giỏi.

29/07/2014
Mô Hình Trồng Ớt Xuất Khẩu Sang Hàn Quốc Ở Nghệ An Mô Hình Trồng Ớt Xuất Khẩu Sang Hàn Quốc Ở Nghệ An

Năm 2013, phòng Nông nghiệp và Nông thôn huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chủ động tìm kiếm, liên hệ với doanh nghiệp và đã tư vấn hình thành mô hình liên kết trồng ớt xuất khẩu tại địa phương. Kết quả sau thực hiện liên doanh liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm bước đầu đã cho nhiều kết quả đáng ghi nhận.

29/07/2014
Thị Trấn Cam Đức (Khánh Hòa) Thiệt Hại Mì Vì Nắng Hạn Và Sùng Đất Thị Trấn Cam Đức (Khánh Hòa) Thiệt Hại Mì Vì Nắng Hạn Và Sùng Đất

Nắng nóng kéo dài cộng với sùng đất gây hại đã khiến nhiều diện tích mì ở thị trấn Cam Đức (Cam Lâm, Khánh Hòa) bị thiệt hại với tỷ lệ khoảng 40%. Sau mấy cơn mưa vừa qua, người dân muốn trồng dặm lại mì, nhưng nguồn hom giống thiếu hụt.

08/08/2014