Nông dân Vĩnh Châu chăm sóc tốt cho vụ tôm nuôi 2015

Tính đến nay, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã thả nuôi trên 13.000 ha tôm, đạt trên 65% kế hoạch, trong đó tôm sú là 6.159 ha, đạt trên 61%, tôm thẻ chân trắng gần 7000 ha, đạt 60% kế hoạch. Nhìn chung diện tích ao nuôi phần lớn được nông dân cải tạo kỹ lưỡng, xử lý đảm bảo môi trường nước trước khi thả giống nhằm hạn chế rủi ro.
Rút kinh nghiệm từ những vụ trước, ở vụ này người nuôi tôm Vĩnh Châu đã rất thận trọng trong tất cả các khâu, tuân thủ chặt chẽ sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và lịch thời vụ theo sự khuyến cáo của Sở NN & PTNT Tỉnh.
Các địa phương đã làm tốt việc tuyên truyền, vận động từ hộ dân đến các tổ hợp tác sản xuất trong thực hiện kỹ lưỡng khâu chuẩn bị ao nuôi, cải tạo đất, chọn con giống, xử lý nguồn nước, bảo vệ môi trường nước ao nuôi, Ông Nguyễn Hoàng Dũng- trưởng Ban nhân dân ấp Kinh Mới, xã Vĩnh Hiệp cho biết: “Để vụ tôm nuôi đạt năng suất, Ban nhân dân ấp tăng cường khuyến cáo bà con thả nuôi đúng lịch thời vụ, thả thưa, quan tâm chăm sóc ao nuôi, nghiêm túc thực hiện các quy trình bảo vệ môi trường, hạn chế rủi ro”
Trong vụ nuôi năm 2015, từ kinh phí của địa phương, đến nay thị xã Vĩnh Châu đã nạo vét cơ bản hoàn chỉnh các tuyến kênh tạo nguồn và chính quyền địa phương đã có sự chỉ đạo quản lý chặt vùng nuôi, bà Trần Thị Ngọc Thuyền - phó chú tịch UBND xã Vĩnh Hiệp cho biết: “UBND xã vận động bà con thả tôm theo đúng lịch thời vụ, kết hợp ngành chuyên môn tập huấn kỹ thuật cho người nuôi, các diện tích ngưng nuôi tôm thì xã khuyến cáo hộ dân thả nuôi các loài thủy sản khác, không để ao nuôi bị bỏ hoang.”
Hiện đang là mùa mưa, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh có khả năng xảy ra và từ đầu vụ đến nay đã có trên 3000 ha tôm nuôi bị thiệt hại, do đó ngành chuyên môn thị xã cũng có những khuyến cáo cụ thể cho bà con để có cách chăm sóc phù hợp, bảo vệ vùng nuôi đặc biệt là khuyến cáo không nên thả nuôi tôm sau tháng 8 năm 2015.
Ông Trần Minh Trí, trưởng trạm Khuyến nông thị xã Vĩnh Châu cho biết: “Chúng tôi khuyến cáo bà con đến ngày 31/8 nên dừng thả nuôi tôm do các yếu chỉ số môi trường không phù hợp, tôm dễ xảy ra dịch bệnh; Đối với các vùng có điều kiện sạ lúa thì nên trồng lại lúa trên nền ao nuôi, hoặc cũng có thể thả nuôi các loài thủy sản khác như nuôi cá rô phi để cải thiện môi trường.”
Với sự thận trọng của nông dân không chạy theo diện tích mà chú trọng thực hiện tốt từng khâu thả nuôi, tổ chức tốt sản xuất cùng sự quan tâm định hướng của chính quyền cùng ngành chuyên môn, tin rằng nông dân Vĩnh Châu sẽ có 1 vụ tôm thành công.
Có thể bạn quan tâm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa rà soát, kiểm tra các cá nhân, tập thể, hộ gia đình có trang trại động vật hoang dã trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã cấp giấy phép chứng nhận đăng ký nuôi cho 470 trang trại với 15.615 cá thể động vật hoang dã.

Hàng loạt dự án nuôi tôm có quy mô lớn nhất nước tại tỉnh Hà Tĩnh chính thức phá sản vì “tỉnh không có đủ nguồn nhân lực”.

Trong những năm qua, thanh long Bình Thuận được xem là loại cây trồng lợi thế của tỉnh. Với giá bán cao, thanh long giúp nhiều hộ nông dân từ nghèo trở nên khá, từ khá trở nên giàu có. Và loại cây họ xương rồng này còn giải quyết lượng lao động nông nhàn tương đối lớn.

Sơ-ri là cây trồng truyền thống, thích hợp thổ nhưỡng nhiễm mặn nặng của vùng đất Gò Công (Tiền Giang). Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, sơ-ri Gò Công giờ đây đã khẳng định được vị thế của mình.

Trồng hoa màu trái vụ thường gặp rất nhiều khó khăn do phụ thuộc vào thời tiết, tuy nhiên với vốn kinh nghiệm canh tác, lại biết nắm bắt được diễn biến của thời tiết, áp dụng các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu mà nhiều nông dân ở thôn Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã có thu nhập khá từ các mô hình trồng hoa màu trái vụ.