Nông dân Vĩnh Châu chăm sóc tốt cho vụ tôm nuôi 2015

Tính đến nay, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã thả nuôi trên 13.000 ha tôm, đạt trên 65% kế hoạch, trong đó tôm sú là 6.159 ha, đạt trên 61%, tôm thẻ chân trắng gần 7000 ha, đạt 60% kế hoạch. Nhìn chung diện tích ao nuôi phần lớn được nông dân cải tạo kỹ lưỡng, xử lý đảm bảo môi trường nước trước khi thả giống nhằm hạn chế rủi ro.
Rút kinh nghiệm từ những vụ trước, ở vụ này người nuôi tôm Vĩnh Châu đã rất thận trọng trong tất cả các khâu, tuân thủ chặt chẽ sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và lịch thời vụ theo sự khuyến cáo của Sở NN & PTNT Tỉnh.
Các địa phương đã làm tốt việc tuyên truyền, vận động từ hộ dân đến các tổ hợp tác sản xuất trong thực hiện kỹ lưỡng khâu chuẩn bị ao nuôi, cải tạo đất, chọn con giống, xử lý nguồn nước, bảo vệ môi trường nước ao nuôi, Ông Nguyễn Hoàng Dũng- trưởng Ban nhân dân ấp Kinh Mới, xã Vĩnh Hiệp cho biết: “Để vụ tôm nuôi đạt năng suất, Ban nhân dân ấp tăng cường khuyến cáo bà con thả nuôi đúng lịch thời vụ, thả thưa, quan tâm chăm sóc ao nuôi, nghiêm túc thực hiện các quy trình bảo vệ môi trường, hạn chế rủi ro”
Trong vụ nuôi năm 2015, từ kinh phí của địa phương, đến nay thị xã Vĩnh Châu đã nạo vét cơ bản hoàn chỉnh các tuyến kênh tạo nguồn và chính quyền địa phương đã có sự chỉ đạo quản lý chặt vùng nuôi, bà Trần Thị Ngọc Thuyền - phó chú tịch UBND xã Vĩnh Hiệp cho biết: “UBND xã vận động bà con thả tôm theo đúng lịch thời vụ, kết hợp ngành chuyên môn tập huấn kỹ thuật cho người nuôi, các diện tích ngưng nuôi tôm thì xã khuyến cáo hộ dân thả nuôi các loài thủy sản khác, không để ao nuôi bị bỏ hoang.”
Hiện đang là mùa mưa, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh có khả năng xảy ra và từ đầu vụ đến nay đã có trên 3000 ha tôm nuôi bị thiệt hại, do đó ngành chuyên môn thị xã cũng có những khuyến cáo cụ thể cho bà con để có cách chăm sóc phù hợp, bảo vệ vùng nuôi đặc biệt là khuyến cáo không nên thả nuôi tôm sau tháng 8 năm 2015.
Ông Trần Minh Trí, trưởng trạm Khuyến nông thị xã Vĩnh Châu cho biết: “Chúng tôi khuyến cáo bà con đến ngày 31/8 nên dừng thả nuôi tôm do các yếu chỉ số môi trường không phù hợp, tôm dễ xảy ra dịch bệnh; Đối với các vùng có điều kiện sạ lúa thì nên trồng lại lúa trên nền ao nuôi, hoặc cũng có thể thả nuôi các loài thủy sản khác như nuôi cá rô phi để cải thiện môi trường.”
Với sự thận trọng của nông dân không chạy theo diện tích mà chú trọng thực hiện tốt từng khâu thả nuôi, tổ chức tốt sản xuất cùng sự quan tâm định hướng của chính quyền cùng ngành chuyên môn, tin rằng nông dân Vĩnh Châu sẽ có 1 vụ tôm thành công.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) hiện có tổng diện tích tự nhiên 34.234 ha, trong đó diện tích đất canh tác nông nghiệp chiếm trên 28.100 ha.

Ngoài ra, hiện đang vào mùa khô, nhu cầu sử dụng cam làm nước giải khát tăng, trong khi nguồn cung lại thiếu, do đó, tuy giá cam đang ở mức hấp dẫn, nhưng nhiều chủ vườn đành tiếc nuối vì không có cam để bán.

Toàn tỉnh Bắc Giang đang có gần 700 ha vải thiều bị sâu bệnh gây hại. Trong đó, mật độ bọ xít gây hại trung bình 1-2 con/cây; sâu đo 0,5-1 con/cây, cao 2-4 con/cây; bệnh sương mai gây hại tỷ lệ trung bình 5-10%, cao 20-40%.

Gọi hoạt động mua bán cá ngoài biển khơi là chợ trên sóng là bởi, cảnh mua bán rộn ràng ngang ngửa với chợ trên bờ, nhưng đồng thời cũng không thiếu những khung cảnh thơ mộng, lãng mạn của sóng nước. Hàng ngày, trên vùng biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Tam Quan, Phù Mỹ (Bình Định) có đến vài chục chiếc tàu rẽ sóng tìm đến những mẻ cá còn tươi rói của ngư dân vừa kéo lên khỏi mặt nước, ngay trên ngọn sóng.

Năm 2013 vừa qua, dân nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng thắng lớn cả về sản lượng và giá. Toàn tỉnh Quảng Ninh có trên 9.500ha nuôi tôm (trong đó có 2.500ha nuôi tôm chân trắng) với tổng sản lượng trên 8.000 tấn; giá bán trên thị trường dao động trong khoảng 150.000-210.000 đồng/kg (cao hơn từ 70.000-100.000 đồng/kg so với cùng kỳ 2012).