Nông dân Vĩnh Châu chăm sóc tốt cho vụ tôm nuôi 2015

Tính đến nay, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã thả nuôi trên 13.000 ha tôm, đạt trên 65% kế hoạch, trong đó tôm sú là 6.159 ha, đạt trên 61%, tôm thẻ chân trắng gần 7000 ha, đạt 60% kế hoạch. Nhìn chung diện tích ao nuôi phần lớn được nông dân cải tạo kỹ lưỡng, xử lý đảm bảo môi trường nước trước khi thả giống nhằm hạn chế rủi ro.
Rút kinh nghiệm từ những vụ trước, ở vụ này người nuôi tôm Vĩnh Châu đã rất thận trọng trong tất cả các khâu, tuân thủ chặt chẽ sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và lịch thời vụ theo sự khuyến cáo của Sở NN & PTNT Tỉnh.
Các địa phương đã làm tốt việc tuyên truyền, vận động từ hộ dân đến các tổ hợp tác sản xuất trong thực hiện kỹ lưỡng khâu chuẩn bị ao nuôi, cải tạo đất, chọn con giống, xử lý nguồn nước, bảo vệ môi trường nước ao nuôi, Ông Nguyễn Hoàng Dũng- trưởng Ban nhân dân ấp Kinh Mới, xã Vĩnh Hiệp cho biết: “Để vụ tôm nuôi đạt năng suất, Ban nhân dân ấp tăng cường khuyến cáo bà con thả nuôi đúng lịch thời vụ, thả thưa, quan tâm chăm sóc ao nuôi, nghiêm túc thực hiện các quy trình bảo vệ môi trường, hạn chế rủi ro”
Trong vụ nuôi năm 2015, từ kinh phí của địa phương, đến nay thị xã Vĩnh Châu đã nạo vét cơ bản hoàn chỉnh các tuyến kênh tạo nguồn và chính quyền địa phương đã có sự chỉ đạo quản lý chặt vùng nuôi, bà Trần Thị Ngọc Thuyền - phó chú tịch UBND xã Vĩnh Hiệp cho biết: “UBND xã vận động bà con thả tôm theo đúng lịch thời vụ, kết hợp ngành chuyên môn tập huấn kỹ thuật cho người nuôi, các diện tích ngưng nuôi tôm thì xã khuyến cáo hộ dân thả nuôi các loài thủy sản khác, không để ao nuôi bị bỏ hoang.”
Hiện đang là mùa mưa, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh có khả năng xảy ra và từ đầu vụ đến nay đã có trên 3000 ha tôm nuôi bị thiệt hại, do đó ngành chuyên môn thị xã cũng có những khuyến cáo cụ thể cho bà con để có cách chăm sóc phù hợp, bảo vệ vùng nuôi đặc biệt là khuyến cáo không nên thả nuôi tôm sau tháng 8 năm 2015.
Ông Trần Minh Trí, trưởng trạm Khuyến nông thị xã Vĩnh Châu cho biết: “Chúng tôi khuyến cáo bà con đến ngày 31/8 nên dừng thả nuôi tôm do các yếu chỉ số môi trường không phù hợp, tôm dễ xảy ra dịch bệnh; Đối với các vùng có điều kiện sạ lúa thì nên trồng lại lúa trên nền ao nuôi, hoặc cũng có thể thả nuôi các loài thủy sản khác như nuôi cá rô phi để cải thiện môi trường.”
Với sự thận trọng của nông dân không chạy theo diện tích mà chú trọng thực hiện tốt từng khâu thả nuôi, tổ chức tốt sản xuất cùng sự quan tâm định hướng của chính quyền cùng ngành chuyên môn, tin rằng nông dân Vĩnh Châu sẽ có 1 vụ tôm thành công.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN-PTNT, trong tháng 5-2014, tại địa bàn 2 xã Suối Nghệ và Láng Lớn (huyện Châu Đức - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã có một số bò có triệu chứng của bệnh lở mồm long móng (LMLM). Hiện dịch bệnh đã được khống chế, tuy nhiên nguy cơ xảy ra dịch LMLM cho gia súc trong mùa mưa vẫn còn lớn.

Câu nói đùa của một bác nông dân tại hội nghị tổng kết dự án LIFSAP ở Hải Dương khiến hội trường được phen cười nghiêng ngả.

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của Bắc Kạn có nhiều chuyển biến tích cực. Ngoài các loại cây trồng truyền thống, tỉnh ta có nhiều chính sách khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều loại cây trồng mới có tính hàng hoá, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác.

Hành là cây trồng chính ở xã Cát Hải (huyện Phù Cát - Bình Định), được cơ cấu sản xuất 3 vụ/năm, gồm vụ Đông Xuân, vụ Hè và vụ Thu Đông, tổng diện tích hàng trăm hec ta. Ở vụ Hè này, toàn xã xuống giống hơn 81 ha hành, thu hoạch bán được giá cao, người trồng hành rất phấn khởi.

Không chỉ được bán ở những nhà hàng, quán ăn đặc sản vùng miền, rau rừng còn được bán kèm với bánh xèo, thịt bò và bắt đầu chen chân vào siêu thị.