Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Vĩnh Châu Băn Khoăn Trước Vụ Nuôi Tôm Năm 2015

Nông Dân Vĩnh Châu Băn Khoăn Trước Vụ Nuôi Tôm Năm 2015
Ngày đăng: 26/01/2015

Bước vào vụ nuôi tôm năm 2015, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã chuẩn bị kỷ lưỡng các bước cải tạo ao nuôi với tâm lý thận trọng trong thả nuôi.

Do ở vụ nuôi năm 2014, thời tiết diễn biến phức tạp, nên bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy trên tôm xảy ra khá nhiều, làm cả vụ nuôi có gần 50% diện tích bị thiệt hại. Cho nên vụ nuôi này bà con vẫn rất lo lắng về chất lượng con giống, môi trường ô nhiễm và dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.
Ông Bùi Văn Thận ở Ấp Kinh Mới cho biết: “Trên thị trường hiện nay có nhiều giống quá người nuôi cũng không biết chọn lựa giống nào để đạt yêu cầu. Về thuốc nuôi trồng thủy sản, các loại thuốc nuôi tôm cũng nhiều thứ quá nên cũng băn khoăn vì chưa biết thuốc nào thiệt thuốc nào giả trên thị trường”.
Ông Nguyễn Hoàng Dũng, Trưởng ban nhân dân ấp Kinh Mới, xã Vĩnh Hiệp đề xuất: “Đối với người nuôi tôm hầu hết bà con nuôi tôm mua con giống trôi nổi không đảm bảo chất lượng nên qua nhiều vụ nuôi xảy ra rủi ro rất nhiều, để đảm bảo con giống chất lượng tôi xin kiến nghị các ngành chức năng nên có trung tâm trại giống ở thị xã Vĩnh Châu để cung cấp con giống sạch bệnh nhằm giảm chi phí, ngành chức năng thường xuyên có thông báo về môi trường để bà con nắm và theo dõi trong quá trình nuôi tôm”.
Theo kế hoạch năm 2015 diện tích nuôi thủy sản của thị xã Vĩnh Châu là 26.000 ha, trong đó nuôi tôm trên 24.000ha. Hiện đã có trên 70% diện tích ao nuôi được cải tạo và có trên 800 ha được thả giống. Rút kinh nghiệm từ những vụ nuôi trước, bà con đã có sự tìm hiểu cách nuôi hiệu quả, hướng nuôi đáp ứng với nhu cầu thị trường theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Phan Hoàng Diệp, Xã viên hợp tác xã Toàn Thắng, xã Vĩnh Hiệp chia sẻ kinh nghiệm: “Bà con nên nuôi mật độ thưa, lồng ghép cá phi trong ao lắng lấy nước, tuân thủ đúng lịch thời vụ nhà nước khuyến cáo, mua con giống đã qua kiểm định".
Ông Nguyễn Minh Chí, Phó phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu cho biết: “Chúng tôi cũng tham mưu cho thị ủy, ủy ban thị xã kiện toàn lại nhân sự Ban chỉ đạo nuôi trồng thủy sản ở cấp xã phường đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành quy định của pháp luật trong nuôi trồng thủy sản, tăng cường phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, thị xã kiểm tra chất lượng con giống, các sản phẩm vật tư thức ăn, thuốc thú y thủy sản đầu vào, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các hành vi xả tôm bị bệnh, nước thải không qua xử lý, bơm bùn ra sông.
Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật phổ biến thông tin rộng rãi tình hình thời tiết, dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin phục vụ sản xuất của người dân”.
Tin rằng với sự hỗ trợ tích cực của ngành chức năng cùng kinh nghiệm sản xuất của bà con sẽ góp phần cho người nuôi tôm Vĩnh Châu có một vụ nuôi thắng lợi.


Có thể bạn quan tâm

Hơn 24.000 Ha Nuôi Tôm Mất Trắng Vì Dịch Bệnh Hơn 24.000 Ha Nuôi Tôm Mất Trắng Vì Dịch Bệnh

Đó là thông tin được Ông Trần Đình Luân, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) đưa ra tại Hội nghị Sơ kết nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch nửa cuối năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng 29-7 tại TP.HCM.

30/07/2014
Các Mô Hình Liên Kết Trong Chăn Nuôi Hiện Thực Hóa Các Mô Hình Liên Kết Trong Chăn Nuôi Hiện Thực Hóa "Giấc Mơ"... Của Nông Dân!

Liên kết để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau làm ăn, phát triển kinh tế và xa hơn là hướng đến chuỗi liên kết chăn nuôi thống nhất, tạo ra sản phẩm có thương hiệu đang là mục đích hướng đến của nông dân tỉnh Quảng Bình hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế mối liên kết này vẫn còn lỏng lẻo, tự phát và người nông dân vẫn phải “tự bơi” là chủ yếu. Để những mô hình này trở nên bền vững và đi vào chiều sâu, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cấp chính quyền và ban ngành liên quan.

08/04/2014
Bảo Vệ Tài Nguyên Biển Để Phát Triển Thủy Sản Bảo Vệ Tài Nguyên Biển Để Phát Triển Thủy Sản

Theo TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, cũng là một người gắn bó lâu năm với ngành Thủy sản, để phát triển thủy sản, không chỉ là những chính sách hỗ trợ đánh bắt ngoài khơi, ngành Thủy sản còn cần xây dựng một cơ chế hỗ trợ trên bờ.

30/07/2014
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Cây Mắc Ca Ở Thạch Thành Hiệu Quả Bước Đầu Từ Cây Mắc Ca Ở Thạch Thành

Ông Phạm Hữu Tú, thôn Đồng Luật, xã Thành Mỹ được biết đến là một trong những người tiên phong trồng cây mắc ca ở các tỉnh phía Bắc. Ông cho biết: Năm 1998, gia đình ông nhận khoán 20 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất của Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành.

30/07/2014
Trứng Gà Tân An Vẫn Loay Hoay Tìm Kiếm Thị Trường Trứng Gà Tân An Vẫn Loay Hoay Tìm Kiếm Thị Trường

Trứng gà Tân An (Quảng Ninh) là một trong số những nông sản được tỉnh lựa chọn để xây dựng thương hiệu. Đây là cơ hội nâng cao uy tín sản phẩm; tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, việc được chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu vẫn chưa giúp gì nhiều cho trứng gà Tân An mở rộng hơn thị trường tiêu thụ...

08/04/2014