Nông dân U Minh trúng đậm vụ hoa màu

Các loại hoa màu được người dân thu hoạch chủ yếu là khổ qua, dưa leo, bầu, mướp, đậu đũa, cà phổi và một số cây họ cải.
Năm nay, mặc dù thời tiết diễn biến thất thường nhưng với sự chủ động trong sản xuất, cộng với việc áp dụng tốt các tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên nông dân trong huyện tiếp tục có một vụ hoa màu bội thu.
Sau khi trừ đi chi phí mỗi công hoa màu người dân còn lãi từ 5 – 7 triệu đồng.
Những năm qua, nhờ trồng màu mà nhiều hộ gia đình cải thiện được điều kiện kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Người dân trên địa bàn huyện sẽ tiến hành cải tạo đất để chuẩn bị bước vào vụ hoa màu phục vụ thị trường Tết, ước thực hiện khoảng 140 ha hoa màu.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay toàn huyện Chợ Mới trồng được hơn 80ha gừng, trong đó xã Tân Sơn chiếm hơn 90% diện tích. Năm nay, giá gừng đầu mùa khá cao, gấp 2 - 3 lần những năm trước, thương lái thu mua với giá trên 20.000 đồng/kg.

Đối với vùng núi Cấm (An Giang), tiêu được xếp trong nhóm đặc sản (trái su, sầu riêng, tiêu, quýt, măng…), thuộc loại nông sản mang lại giá trị kinh tế cao cho cư dân lập vườn đồi, vườn rừng. Dây tiêu ở đây chỉ trồng xen canh, diện tích nhỏ lẻ, sản lượng không nhiều. Thế nhưng, hương vị hạt tiêu núi Cấm rất riêng, không thua tiêu Phú Quốc hay tiêu khu vực Tây Nguyên.

Ngày 2.10.2014, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đã ký quyết định công bố dịch sâu đục thân loài mới có tên khoa học Chilo tumidicostalis gây hại cây mía trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tổng diện tích mía trên địa bàn tỉnh bị sâu đục thân phá hại khoảng hơn 5.000 ha.

Theo ngành nông nghiệp huyện Phú Giáo (Bình Dương), từ đầu năm đến nay toàn huyện đã có 15.523 ha cao su bị nhiễm các loại sâu bệnh; trong đó chủ yếu là bệnh phấn trắng, nấm hồng và bệnh vàng lá do nấm Corynespora gây ra.

Vụ mùa năm nay, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp 20 ha giống lúa lai Syn 6 tại xã Nham Sơn.