Nông dân trúng mùa sắn

Anh Nguyễn Văn Tre mừng vì sắn được mùa
Vụ sắn này, gia đình anh Nguyễn Văn Tre, ngụ ấp Ba Ven, xã Lộc Khánh trồng 1 ha. Tranh thủ thời tiết khô ráo, gia đình đã huy động nhân công ra đồng thu hoạch.
Theo tính toán của anh Tre, năm nay hộ anh thu hơn 80 tấn, với giá bán dao động từ 4.400 - 5.000 đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, hộ anh lãi hơn 200 triệu đồng.
Anh Tre phấn khởi cho biết thêm: “Năm 1997, gia đình tôi rời Bến Tre lên Bình Phước lập nghiệp. Do không đất sản xuất nên gia đình phải thuê đất của các hộ dân bỏ hoang để trồng sắn và cho thu nhập khá ổn định”.
Cùng chung niềm vui được mùa sắn với anh Tre, anh Điểu Kữu, ngụ ấp Cần Lê, xã Lộc Khánh chia sẻ: “Gia đình tôi trồng sắn 5 năm nay. Mùa vụ kéo dài 3 - 4 tháng nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tôi rất phấn khởi vì năm nay ai trồng sắn cũng đều “hốt bạc””.
Hai xã An Khương và Lộc Khánh giáp nhau, là khu vực chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Trước kia, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn do trồng cây hiệu quả kinh tế thấp như lúa, đậu xanh, bắp.
Thế nhưng, những năm gần đây, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng, trong đó cây sắn đóng vai trò chủ lực. Người dân trồng sắn xen với những cây trồng lâu năm như quýt, bưởi, cao su non để lấy ngắn nuôi dài.
Mặc dù năm nay thời tiết không mấy thuận lợi, hạn hán kéo dài nhưng nhờ quy trình trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật nên mùa sắn không bị ảnh hưởng nhiều. Đặc biệt, thương lái cạnh tranh thu mua với giá cao hơn những năm trước nên người dân ai cũng vui.
Trồng sắn xen canh trong vườn cây ăn trái, cây công nghiệp trở nên quen thuộc với người dân trong vùng, chi phí đầu tư thấp nhưng cho hiệu quả kinh tế khá cao. Trung bình mỗi ký giống cho năng suất khoảng 1 - 2,5 tấn sắn. Nhiều năm trước giá sắn thấp, khoảng 1.500 - 2.000 đồng/kg nhưng người dân vẫn có lãi.
Có thể bạn quan tâm

“Khác với nhiều năm, đào Pháp chín sớm ở Bắc Hà (Lào Cai) năm nay đạt năng suất cao, lại bán được giá, người nông dân trồng đào phấn khởi vì có thu nhập khá từ giống cây ăn quả mới được du nhập vào địa phương”- ông Nguyễn Xuân Giang- Phó phòng kinh tế huyện này cho biết.

Tiết kiệm chi phí 70 triệu đồng/năm, tiết tiệm nguồn nước tưới, năng suất tăng 10%, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng… Đó là hiệu quả mang lại sau 3 năm, kể từ khi vườn thanh long của ông Võ Ngọc Diệp (Sáu Diệp), Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) thanh long Lương Phú (Lương Phú C, Lương Hòa Lạc, Chợ Gạo, Tiền Giang) được Công ty Mono Energy (Úc) đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt bằng năng lượng mặt trời.

Trồng chanh không hạt đang được nông dân ở ấp Bình Phú, xã An Phú (TX. Bình Long, Bình Phước) thử nghiệm và bước đầu cho hiệu quả tốt.

Từ lâu sản xuất nông sản nói chung, chăn nuôi nói riêng đã mang tính chất sản xuất hàng hóa. Đã là sản xuất hàng hóa thì phải sản xuất ra những sản phẩm gì mà thị trường cần, với số lượng khá lớn, giá cả phù hợp, chất lượng cao, cuối cùng là phải thu được một khoản lợi nhuận hợp lý.

Vụ hồ tiêu năm nay, người trồng tiêu ở huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) phấn khởi vì hồ tiêu “được mùa, được giá”. Nhiều vườn tiêu “xơ xác” bởi dịch bệnh trước đây giờ đã được “hồi sinh” nhờ được áp dụng nhiều biện pháp phòng trừ hiệu quả.